CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính toàn diện

  • Duyệt theo:
21 Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến tài chính toàn diện : nghiên cứu tại Việt Nam / Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Từ Nhu, Cao Ngọc Thủy // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 84-101 .- 658

Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu tập trung đo lường tác động của cạnh tranh ngân hàng đến phát triển tài chính toàn diện (Financial Inclusion – FI) tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2018. Kết quả nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy cạnh tranh ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến FI. Đây là bằng chứng thực nghiệm quan trọng đối với các nhà quản lý ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giúp các ngân hàng xây dựng chiến lược cạnh tranh, đóng góp vào kế hoạch phát triển FI cho đất nước trong thời gian tới.

22 Tài chính toàn diện và đói nghèo : trường hợp ở Việt Nam / Nguyễn Đức Trung, Dư Thị Lan Quỳnh // Ngân hàng .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 6-12 .- 332.1

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam, Tài chính toàn diện trên từng khía cạnh đều có tương quan nghịch chiều mạnh mẽ với tỷ lệ đói nghèo ở các chuẩn nghèo. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý chính sách trong việc tăng cường tiến trình tài chính toàn diện ở Việt Nam để từ đó có thể cải thiện tình trạng nghèo đói.

23 Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy tài chính toàn diện của tổ chức công đoàn và một số gợi ý cho công đoàn ngân hàng Việt Nam / Nguyễn Thị Mai Phượng // Ngân hàng .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 53-59 .- 658

Bài viết tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy tài chính toàn diện của tổ chức công đoàn, qua đó đưa ra một số gợi ý cho Công đoàn Ngân hàng Việt Nam trong thúc đẩy tài chính toàn diện.

24 Các nhân tố tác động tới tài chính toàn diện trên quan điểm khách hàng : trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam / Đoàn Mạnh Tú, Lê Thanh Tâm // Ngân hàng .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 12-19 .- 658

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các đặc điểm cá nhân như độ tuối, thu nhập, trình độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp, kết nối công nghệ có tác động đến các khía cạnh của tài chính toàn diện như tài khoản, tiết kiệm (chính thức và không chính thức), cho vay (chính thức và không chính thức), thanh toán không dùng tiền mặt và bảo hiểm. các phát hiện chính của nghiên cứu như sau: (1) độ tuổi tác động U ngược lên việc sử dụng các khoản vay chính thức, tiết kiệm không chính thức, vay không chính thức và bảo hiểm, tức ít tuổi và giá thường ít đi vay; (2) Nữ giới có khả năng tiếp cận tài chính hơn nam giới, do phụ nữ Việt Nam thường là người quản lí tài chính trong gia đình; (#) Các nhân tố việc làm, thu nhập và học vấn có tác động cùng chiều với hầu hết khía cạnh của tài chính toàn diện. Từ kết quả này, nhóm tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường tài chính toàn diện ở Việt Nam trong thời gian tới thông qua các biện pháp tác động trực tiếp tời cầu - đặc trưng khách hàng.

25 Hiểu biết tài chính khu vực nông thôn Việt Nam / Trịnh Thị Phan Lan // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Sô 5(590) .- Tr. 27-31 .- 332.1

Bài viết đưa ra bức tranh tài chính toàn diện tại nông thôn Việt Nam ở các khía cạnh : mức độ bao phủ của hệ thống ngân hàng, khả năng tiếp cận các sản phẩm/ dịch vụ tài chính và thói quen không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn. Để tìm hiểu về hiểu biết tài chính khu vực nông thôn 3 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng và Vĩnh Phúc, phỏng vấn sâu đã được triển khai vào tháng 7/2021 ở 3 khía cạnh: kiển thức, thái độ và hành vi. Kết quả cho thấy, kiến thức tài chính của người dân khu vực nông thôn còn thấp. Tuy nhiên, họ đã có ý thức về kế hoạch khoản chi lớn, tiết kiệm và dự phòng cho tường lai.

26 "Không để ai bị bỏ lại phía sau' : mục tiêu của chiến lược tài chính toàn diện sau 2 năm nhìn lại / Nguyễn Kim Anh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 5(590) .- Tr. 22-26 .- 332.1

Bài viết điểm lại những kết quả nổi bật đạt được sau 2 năm thực hiện chiến lược tài chính toàn diện tại Việt Nam và nêu lên một số nhiệm vụ cần triển khai thời gian tới.

27 Tín dụng cho người yếu thế tiếp cận từ góc độ tài chính toàn diện / Lê Ngọc Thắng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 1+2 .- Tr.47 - 51 .- 346.597 082

Tín dụng cho người yếu thế mà bản chất là tín dụng chính sách xã hội từ lâu đã trở thành vấn đề không chỉ ở cấp quốc gia của mỗi nước, mà hầu hết các nước trên thế giới đều đặc biệt quan tâm. Nhận thức rõ vai trò của vấn đề này, Việt Nam đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện chính sách và khung khổ pháp lý điều chỉnh lĩnh vực tín dụng đối với người yếu thế, qua đó nhằm tạo sinh kế cho nhóm người khó khăn trong việc tiếp cận với các khoản vay thông thường, góp phần xóa đói, giảm nghèo, hướng tới một xã hội ổn định, công bằng và thịnh vượng, an sinh xã hội được bảo đảm.

28 Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam " đòn bẩy" góp phân thúc đẩy tài chính toàn diện / Trần Trọng Triết // Ngân hàng .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 23-26 .- 332.1

Bài viết tập trung phân tích kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất các chính sách biện pháp thúc đẩy hoạt động tổ chức TCVM trong thời gian tới.

29 Dân trí tài chính - nhận diện các nhân tố ảnh hưởng / Đặng Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Đặng Hải Yến // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 18(579) .- Tr. 22-28 .- 332.1

Bài viết xác định các nhân tố ảnh hưởng đến dân trí tài chính từ đó đưa ra các đề xuất nhằm gia tăng DTTC cho người dân là rất cần thiết trong bối cảnh chính phủ muốn thúc đẩy tài chính toàn diện hiện nay.

30 Thúc đẩy tài chính toàn diện : nhìn từ hoạt động cho vay đối với hợp tác xã / Nguyễn Cảnh Hiệp // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 24 (585) .- Tr. 24-27,37 .- 332.1

Trình bày kết quả nghiên cứu, kết hợp với phân tích thực trạng cho vay của hệ thống ngân hàng đối với hợ tác xã, từ đó đề xuất một số nội dung cần thực hiện để phát triển hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng đối các HTX nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở nước ta trong thời gian tới.