CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Gen
61 Bào chế gen vi nhũ tương từ cao khô Rau đắng đất [Glinus oppositifolius (L.) Aug. DC., Molluginaceae] / Nguyễn Thị Kim Liên, Lê Xuân Trường, Trần Văn Thành // .- 2019 .- Số (5) .- Tr.11-15 .- 363
Rau đắng đất [Glinus oppositifolius (L.) Aug. DC., Molluginaceae] với thành phần flavonoid có khả năng ức chế vi sinh vật, được xem như một nguồn nguyên liệu kháng sinh thực vật đầy hứa hẹn để bào chế thuốc kháng khuẩn dùng ngoài. Gel vi nhũ tương điều chế từ Rau đắng đất (RĐĐ) giúp phân phối một lượng hoạt chất lớn hơn lên bề mặt da. Cao khô RĐĐ được tinh chế bằng athanol 90% và tiến hành khảo sát hoạt tính kháng khuẩn trên 4 loại vi khuẩn Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus, từ đó xây dựng công thức để tạo gel kháng khuẩn. Thành phần công thức được xác định từ vùng tạo vi nhũ tương trên giản đồ pha ba cấu tử xây dựng từ isopropyl myristat (IPM), tween 20, span 80 và nước. Ba công thức vi nhũ tương RĐĐ được điều chế và đánh giá về cảm quan, pH, phân bố kích thước giọt và độ bền pha. Các tá dược tạo gel khác nhau được khảo sát để tạo gel bôi da phù hợp. Kết quả điều chế được vi nhũ tương RĐĐ có pH 4,527, kích thước hạt trung bình 14 nm và bền sau 6 chu kỳ sốc nhiệt. Gel vi nhũ tương RĐĐ đạt các chỉ tiêu vật lý và thể hiện khả năng kháng khuẩn in vitro khi thử nghiệm trên P. aeruginosa.
62 Tình trạng vi khuẩn mang gen ESBL trên người khỏe mạnh tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam / Phạm Thị Thanh Hường, Vũ Thanh Phương, Vũ Anh Thư, Nguyễn Quang Huy, Phạm Duy Thái, Trần Huy Hoàng // .- 2019 .- Tr.1-4 .- 610
Nghiên cứu mô tả tình trạng vi khuẩn mang gen ESBL kháng kháng sinh (KKS) nhóm betalactam phổ rộng phân lập được trên mẫu phân người khỏe mạnh tại Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2018. Cho thấy tình trạng vi khuẩn mang gen ESBL KKS trong cộng đồng ở Tràng An, Bình Lục, Hà Nam rất nghiêm trọng và cần được giám sát chặt chẽ. Nghiên cứu cũng chứng tỏ nguy cơ KKS tiềm ẩn ngay trong các hộ gia đình khỏe mạnh ở cộng đồng. Qua đó chỉ ra rằng, việc theo dõi tình trạng KKS trong cộng đồng tại Hà Nam cũng như tại các địa phương khác là vô cùng cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe con người.
63 Sàng lọc gen mã hóa protein ức chế protease từ metagenomics của vi sinh vật liên kết với hải miên biển Quảng Trị, Việt Nam / Trần Thị Hồng, Phạm Việt Cường, Nguyễn Thị Kim Cúc // Sinh học .- 2019 .- Số 41 (2) .- Tr. 50-60 .- 570
Khai thác gen ức chế protease phục vụ cho việc tìm kiếm các chất ức chế protease tái tổ hợp mới có hiệu quả điều trị cao trong y học.
64 Khảo sát sự hiện diện của các gen không độc trên các mẫu phân lập nấm đạo ôn (Magnaporthe oryzae) ở Việt Nam / // .- 2017 .- Số 57 (6) .- Tr. 103-111 .- 615
Xác định sự hiện diện/không hiện diện của các gen AVR ở các chủng nấm đạo ôn tại Việt Nam hiện nay.
65 Nghiên cứu gen và chức năng gen trong dược lý học cá thể hóa thuốc điều trị / Nguyễn Quang Việt // Dược & Mỹ phẩm .- 2018 .- Số 97 .- Tr. 14-18 .- 615
Khái niệm cơ bản về dược lý bộ gen; An toàn thuốc; Kiểu gen, kiểu hình gen và phản ứng có hại; Cải thiện kết quả ung thư; Dự đoán của dự án bộ gen người.
66 Nghiên cứu chuyển gen mã hóa mannitol 1-phosphate dehydrogenase (mtlD) vào cây ngô / Lưu Hàn Ly, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Xuân Thắng,… // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 9 (Tập 60) .- Tr. 59 – 53 .- 610
Gen mtlD mã hóa mannitol 1-phosphate dehydrogenase ở vi khuẩn đã được nghiên cứu và chuyển vào một vài loại cây trồng. Các cây chuyển gen sinh trưởng nhanh và chịu mặn, hạn tốt hơn nhờ có sự tăng tích lũy mannitol. Với mục tiêu tạo cây ngô mang gen mtlD, các tác giả thực hiện nghiên cứu chuyển gen mtlD vào phôi ngô nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Tỷ lệ phát sinh mô sẹo ở hai đợt chuyển gen lần lượt đạt 17,70 và 13,24%. Trong đó, trung bình khoảng 56% số chồi tái sinh tạo rễ thành cây hoàn chỉnh. Các cây ngô tái sinh sau đó được chăm sóc trong điều kiện đồng ruộng và 44 cây ngô sống sót đến giai đoạn sinh sản. Nghiên cứu đã sử dụng phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu để sàng lọc cây chuyển gen và xác định được 8 cây ngô dương tính với sự có mặt của gen mtlD, đạt tỷ lệ 18,18% so với tổng số cây sống sót.
67 Phân tích tổng quát dựa trên hệ gen học của họ gen RBOH ở cây đậu tương [(Glycine Max L. Merr.)] / Ông Đăng Quang, Nguyễn Phương Thảo // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 1 (Tập 16) .- Tr. 107 – 117 .- 570
Trong báo cáo này, các kết quả đưa ra nhằm nhận diện gen GmRboh của cây đậu giá mối quan hệ dựa trên cây phát sinh loài giữa các gen Rboh của đậu tương và cây Arabidopsis. Sau cùng, phân tích mô hình biểu hiện của họ gen Rboh trong quá trình phát triển của cây đậu tương được thể hiện của họ gen được thực hiện dựa trên dữ liệu hệ phiên mã (RNA-seq) nhằm dự đoán chức năng của các gen GmRboh này. Các dữ liệu công bố trong bài viết này sẽ là nền tảng vững chắc cho các nghiên cứu chuyên sâu trong tương lai để phát triển giống cây đậu tương chống chịu stress phi sinh học, đặc biệt là stress hạn hán.
68 Giải trình tự và phân tích toàn bộ hệ gen chủng virus nhược độc Hanvet1.VN sử dụng trong sản xuất vaccine phòng hội chứng loạn sinh sản và hô hấp ở lợn / Nguyễn Thị Nga, Hà Thị Thu, Nguyễn Thị Hoa,.. // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 1 (Tập 16) .- Tr.51 – 57 .- 610
Trình bày kết quả giải mã và phân tích toàn bộ hệ gen chủng virus nhược độc Hanvet1. VN sử dụng trong sản xuất vaccine phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn nhằm đánh giá những biến đổi di truyền liên quan tới độc lực và tính sinh miễn dịch vaccine.
69 Đa hình gen Prolactin liên quan tính trạng sản xuất trứng ở giống gà liên minh / Trần Thị Bình Nguyên, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Thị Diệu Thúy // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 16(2) .- Tr. 259-266 .- 616
Xác định mối quan hệ giữa đa hình nucleotide gen Prolactin, ứng cử gen liên quan với tính trạng sản xuất trứng ở gà Liên Minh.
70 Giải trình tự gen MatK, phân loại và nhân nhanh in vitro giống khoai mỡ địa phương (Dioscorea SP.) trồng tại Mường Khương, Lào Cai / Cao Phi Bằng, La Việt Hồng // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 16(2) .- Tr. 285-292 .- 615
Phân tích cây di truyền cho phép xác định giống Khoai mỡ địa phương này thuộc loài Khoai mỡ Dioscorea alata.