CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Doanh nghiệp

  • Duyệt theo:
661 Cảm nhận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự gắn kết của nhân viên: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ninh / Trần Thị Hiền, Bùi Thanh Huyền, Huỳnh Thanh Vân, Trịnh Tuấn Anh // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 258 thnags 12 .- Tr. 74-84 .- 658

Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của cảm nhận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với sự gắn kết của nhân viên trong ngành du lịch, nghiên cứu đã khảo sát 491 nhân viên làm việc tại 13 công ty du lịch trong năm 2018. Nội dung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được phân chia thành 7 chủ đề cốt lõi theo hướng dẫn của Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000. Kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên thông qua việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội trong 5 nội dung về quản trị tổ chức, quyền con người, phát triển cộng đồng, môi trường và thực tiễn công bằng. Tuy nhiên, người lao động trong ngành du lịch vẫn chưa cảm nhận rõ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong 2 nội dung là tập quán lao động và bảo vệ người tiêu dùng. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp du lịch từ đó làm tăng sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp.

662 Mối quan hệ giữa thỏa mãn công việc, gắn kết công việc và dự định nghỉ việc của nhân viên : nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại tỉnh Bến Tre / Hoàng Lệ Chi, Hồ Tiến Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 527 tháng 10 .- Tr. 26-28 .- 658

Nghiên cứu thực hiện tại các doanh nghiệp tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy thỏa mãn công việc có ảnh hưởng ngược chiều đến dự định nghỉ việc và ảnh hưởng thuận chiều đến gắn kết tổ chức. Đến lượt của mình, gắn kết tổ chức có ảnh hưởng ngược chiều ddeebs dự định nghỉ việc.

663 Sự phát triển của lý thuyết đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp và những vấn đề mới đặt ra / Trần Hoài Nam, Trần Khánh Hưng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 524 tháng 09 .- Tr. 11-13 .- 332.63

Khái quát sự phát triển của lý thuyết đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp và chỉ ra những vấn đề mới đặt ra với hệ thống lý thuyết về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp.

664 Doanh nghiệp Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 / ThS. Nguyễn Thị Tuyết Lan // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 683 tháng 06 .- Tr. 57-59 .- 658

Nếu lên tình hình doanh nghiệp Việt Nam với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và một số khuyến nghị, giải pháp.

665 Tác động của quy mô hội đồng quản trị đến mức chấp nhận rủi ro của các công ty cổ phần tại Việt Nam / ThS. Mai Thị Phương Thùy // .- 2018 .- Số 683 tháng 06 .- Tr. 72-74 .- 658

Bài viết trình bày 2 vấn đề quan trọng: kiểm định tác động âm của quy mô hội đồng quản trị đến chấp nhận rủi ro của doanh nghieepjcos được tìm thấy đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

666 Vận dụng mô hình CVCS trong dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Đặng Thị Huyền Hương // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 256 tháng 10 .- Tr.52-59 .- 332.632

Bài viết này nghiên cứu mô hình biến động chi phí và chi phí cứng nhắc (CVCS) trong dự báo lợi nhuận tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2008 – 2017, lợi nhuận dự báo năm tiếp theo của các doanh nghiệp niêm yết chịu ảnh hưởng của lợi nhuận và doanh thu kỳ trước liền kề, tuy nhiên sự biến động doanh thu không ảnh hưởng đến giá trị dự báo lợi nhuận. Khác với các mô hình dự báo lợi nhuận dựa vào thông tin quá khứ trên báo cáo tài chính, mô hình này đã tính đến ảnh hưởng của sự biến động thị trường (biến động doanh thu) trong dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp.

667 Thanh khoản cổ phiếu khi doanh nghiệp mua lại cổ phần trên thị trường tự do / Trần Thị Hải Lýn // Phát triển kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 29(5) tháng 5 .- Tr. 23-45 .- 332.6409597

Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của việc doanh nghiệp mua lại cổ phần lên thanh khoản của cổ phiếu xung quanh ngày doanh nghiệp đưa ra thông báo mua lại, và trong năm doanh nghiệp tiến hành mua lại. Sử dụng 525 công bố mua lại được thu thập bằng tay của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2016, tác giả tìm thấy thanh khoản ngắn hạn có sự cải thiện ở một số khía cạnh. Kiểm soát các nhân tố khác có khả năng ảnh hưởng tới thanh khoản, kết quả cho thấy tỷ lệ mua lại thực tế giúp làm giảm độ nhạy cảm của giá, nhưng chưa thấy chứng cứ mua lại giúp thu hẹp khoảng chênh lệch giá và độ sâu cổ phiếu. Vì thế, tôi kết luận rằng ảnh hưởng của mua lại lên thanh khoản cổ phiếu ở thị trường Việt Nam hỗ trợ hạn chế cho giả thuyết giao dịch cạnh tranh.

668 Một số trao đổi về định hướng hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam / ThS. Lê Thị Minh Phượng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 682 tháng 06 .- Tr. 122-124 .- 658.153

Đánh giá thực trạng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp thời gian tới.

669 Vai trò của yếu tố nhận dạng thương hiệu trong mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ý định chuyển đổi thương hiệu / Trần Nguyễn Khánh Hải, Nguyễn Quang Thu // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 4(479) tháng 4 .- Tr. 50-59 .- 658.827

Nghiên cứu này nhằm kiểm định và đánh giá vai trò của yếu tố nhận dạng thương hiệu trong mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ý định chuyển đổi thương hiệu, từ đó đưa ra kết luận và một số hàm ý chính sách.

670 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Đoàn Ngọc Phi Anh, Nguyễn Thị Tuyết Nga // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 480 tháng 5 .- Tr. 15-23 .- 332.6409597

Xem xét, đánh giá mức độ công bố thông tin phát triển bền vững và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần hỗ trợ các bên hữu quan có cái nhìn cụ thể về tình hình công bố thông tin phát triển bền vững trong thời gian qua; từ đó có thêm những định hướng, giải pháp hữu hiệu hơn thúc đẩy việc công bố thông tin phát triển bền vững.