CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ung thư--Điều trị

  • Duyệt theo:
31 Nghiên cứu khả năng chống ung thư của dịch chiết lá tươi cây đu đủ đực (Carica papaya L.) ở Hà Tĩnh / Trần Phương Trinh, Phan Bảo Linh, Phạm Thị Tâm // .- 2021 .- Số 1(Tập 18) .- Trang 127-134 .- 570

Đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư, cảm ứng miễn dịch kháng ung thư in vitro, cũng như hoạt tính kháng u trên chuột của các dịch chiết từ lá và hoa cây đu đủ đực thu từ khu vực tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Những kết quả này là bằng chứng cho thấy tiềm năng ứng dụng làm sản phẩm hỗ trợ ung thư của cao chiết lá cây đu đủ đực ở Hà Tĩnh.

33 Aflatoxin – Độc tố nguy hiểm gây ung thư / Nguyễn Ngọc Kim Vy // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2020 .- Tr.51-52 .- 363

Cho thấy Aflatoxin là nguyên nhân gây ra 17% các ca ung thư gan. Aflatoxin có nhiều trong các loại ngũ cốc bị mốc như ngô, lạc, sắn… Aflatoxin nguy hiểm không chỉ vì độc tính của nó mà còn vì sự tồn tại dai dẳng (không mất đi khi xử lý ở nhiệt độ 100 độ C).

34 Nghiên cứu tổng hợp toàn phần erlotinib làm bằng nguyên liệu cho thuốc điều trị ung thư / Trần Ngọc Quyển, Trần Thị Cẩm Tú, Bùi Thị Thúy Hạnh // Dược học (Điện tử) .- 2015 .- Số 7 .- Tr. 43-49 .- 610

Giới thiệu quy trình tổng hợp toàn phần erlotinib hydrochlorid từ ethyl 3,4-dihydroxybenzoat trên cơ sở tham khảo chọn lọc các phản ứng tổng hợp có hiệu quả cao được công bố trước đó.

35 Đánh giá kết quả khâu nối máy stapler và khâu nối bằng tay trong ung thư đại trực tràng: Kinh nghiệm qua 104 trường hợp / Phạm Văn Bình // Y học Việt Nam (Điện tử) .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 125-128 .- 610

So sánh kết quả sớm miệng nối đại tràng - trực tràng bằng stapler trên 50 bệnh nhân với khâu nối bằng tay trên 54 bệnh nhân trong điều trị ung thư đại trực tràng. Kết quả cho thấy cả 2 nhóm không có sự khác nhau về thời gian trung tiện, thời gian nằm viện, tỷ lệ rò miệng nối. Tuy nhiên, thời gian mổ của nhóm có miệng nối bằng stapler ngắn hơn nhóm khâu nối bằng tay, tỷ lệ chảy máu miệng nối và hẹp miệng nối cao hơn, tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ thấp hơn so với nhóm khâu nối bằng tay.

36 Phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt khối tá tràng đầu tụy điều trị u vùng bóng Vater / Trần Hiếu Học, Trần Quế Sơn, Trần Mạnh Hùng // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 20-30 .- 610

Đánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt khối tá tràng đầu tụy điều trị u vùng bóng Vater trên 15 bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai từ 9/2016 đến 9/2017. Kết quả cho thấy phẫu thuật nội soi có thể áp dụng điều trị các khối u vùng bóng Vater trên nwhngx bệnh nhân được lựa chọn. Hiệu quả và mức độ an toàn của phẫu thuật cần thêm thời gian theo dõi vói số mẫu lớn hơn.

37 Những gen sinh ung thư / Nguyễn Văn Kình // .- 2019 .- Số 11(728) .- Tr.78-82 .- 610

Trình bày sự hiểu biết về cơ chế và các gen ung thư, cũng như những liệu pháp trị liệu đích sẽ giúp chúng ta có thêm sức mạnh trong cuộc chiến chống căn bệnh chết người này.

39 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2018 / Nguyễn Đình Phú [et al.] // Nghiên cứu Y học (Điện tử) .- 2019 .- Số 120(4) .- Tr. 36-43 .- 610

Thử nghiệm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư bằng bộ công cụ BBT (Bach Mai - Boston Tool) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2018, trên 170 bệnh nhân ung thư nhập viện lần đầu, được điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 . Tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng bằng phương pháp BBT: suy dinh dưỡng vừa là 46,5%; suy dinh dưỡng nặng là 9,4%. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 41,8%. Tỷ lệ albumin thấp là 22,4%. Tỷ lệ thiếu máu là 52,9%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là 55,9%. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng BBT cần được áp dụng để đánh giá nhanh nguy cơ suy dinh dưỡng cho bệnh nhân trong bệnh viện, từ đó những người bệnh suy dinh dưỡng sẽ được đánh giá suy mòn và đưa ra phác đồ điều trị dinh dưỡng cụ thể.

40 Mức độ mệt mỏi của bà mẹ có con bị ung thư đang hóa trị liệu tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh / Dương Thị Thùy Trang, Đặng Trần Ngọc Thanh // .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 79 - 84 .- 610

Xác định mức độ mệt mỏi của bà mẹ có con bị ung thư đang hóa trị và tìm một số yếu tố liên quan. Kết quả tuổi trung bình của bà mẹ 33,7 ± 6,6 tuổi. Số giờ ngủ trung bình là 4,9 ± 1,4 giờ/ ngày. 64,3% bà mẹ có mức độ mệt mỏi trung bình, 35,7% bà mẹ có mức độ mệt mỏi nặng. Có mối liên quan giữa mệt mỏi với tình trạng hôn nhân của mẹ vàsố giờ ngủ trung bình/ ngày của mẹ.