CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ung thư--Điều trị
51 Đánh giá tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư của PEG-curcumin / Bùi Thanh Tùng, Nguyễn Thị Kim Thu, Nguyễn Thanh Hải // Dược học .- 2017 .- Số 09 (Số 497 năm 57) .- Tr. 39-41 .- 615
Đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư trên hai dòng tế bào ung thư gan HepG2 và dòng tế bào ung thư trực tràng HCT116.
52 Thiết kế và dự đoán hoạt tính gây độc tế bào ung thư biểu mô của dẫn chất 2-arylquinazolin-4-on sử dụng mô hình QSAR / Phạm Văn Tất, Văn Thị Mỹ Huệ // Dược học .- 2017 .- Số 06 (Số 494 năm 57) .- Tr. 11-16 .- 615
Trình bày một số hợp chất mới mang khung 2-arylquinazolin-4-on được thiết kế và dự đoán tác dụng gây độc tế bào KB dựa trên các mô hình QSAR được xây dựng từ các tính toán hóa học lượng tử, mô hình hồi quy đa tham số và mạng thần kinh nhân tạo.
53 Khảo sát nồng độ EBV-DNA huyết tương sau điều trị của Bệnh nhân ung thư vòm mũi họng và mối liên quan với mức độ đáp ứng / // Y học thực hành .- 2017 .- Số 06 (1044) .- Tr. 27-29 .- 610
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương sau điều trị hóa, xạ trị hoặc hóa xạ trị kết hợp của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng. Tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ EBV-DNA huyết tương sau điều trị với mức độ đáp ứng của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng.
54 Giá trị CA19-9 và CEA trong chẩn đoán ung thư đường mật / Phạm Duy Toàn, Phan Minh Trí // Y học thực hành .- 2017 .- Số 06 (1044) .- Tr. 72-75 .- 610
Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của CA19-9 và CEA trong chấn đoán ung thư đường mật. Xác định mối liên quan của CA19-9, CEA với kích thước, độ xâm lấn, khả năng cắt u, di căn hạch, di căn xa, giai đoạn và độ biệt hóa của ung thư đường mật.
55 Nghiên cứu tổng hợp bosutinib làm thuốc điều trị ung thư bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính / // Dược học .- 2017 .- Số 05 (Số 493 năm 57) .- Tr. 31-34 .- 615
Trình bày kết quả nghiên cứu phương pháp tổng hợp bosutinib qua 6 giai đoạn được điều chế từ 2-methoxy-5-nitrophenol và 2,4-dicloro-5-methoxy anilin.
56 Nghiên cứu khả năng kháng u của cây lược vàng (Callisia fragrans (Lindl.) Woods) / // Dược học .- 2016 .- Số 10 (Số 486 năm 56) .- Tr. 11-14 .- 615
Đánh giá khả năng kháng u của chế phẩm giàu ecdysteroid (CF) được điều chế từ cây lược vàng.
57 Đánh giá tác dụng điều trị đau bằng điện châm kết hợp thủy châm ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn / Nguyễn Đức Minh // .- 2017 .- Số 4 (1039) .- Tr. 38-41 .- 610
Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị đau bằng điện châm kết hợp thủy châm ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn từ đó đưa ra những nghiên cứu điều trị giảm nhẹ với các bệnh ung thư khác và dễ dàng áp dụng tại các bệnh viện, trung tâm y tế của phường xã.
58 Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2015 / Bùi Vũ Bình, Nguyễn Thị Thanh, Chu Văn Tuyên // Y học thực hành .- 2016 .- Số 11 (1026) .- Tr. 28-31 .- 610
Mô tả tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và một số yếu tố liên quan.
59 Nghiên cứu chuyển gen Interleukin-2 của người vào cây ngô (Zea mays L.) phục vụ sản xuất vaccine thực phẩm điều bệnh ung thư / Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Chí Thành, Mariam Sticklen, Bùi Mạnh Cường // Khoa học & Công nghệ Việt Nam .- 2016 .- Số 9 (10)/2016 .- Tr. 43-47 .- 610
Trong nghiên cứu này, gen Interleukin-2 (rhIL-2) của người được chuyển vào hệ gen của cây ngô bằng phương pháp súng bắn gen và cuối cùng thu được các dòng ngô hữu thụ thế hệ T3. Plasmid được thiết kế với cấu trúc gồm có gen rhIl-2 được điều khiển bởi gen promoter rubisco ở lục lạp, một chuỗi peptide mã hóa đặc thù trong mạng lưới nội chất, đoạn đánh dấu 6X histodin và gen terminator NOS. Thông qua phân tích PCR và quá trình hoạt hóa (quá trình phiên mã và dịch mã), các tác giả đã xác định được sự có mặt của gen chuyển trong các cây ngô chuyển gen ở thế hệ T3…
60 Tế bào tua trong điều trị ung thư và cơ chế sinh học phân tử / Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Huy Hoàng // Khoa học & Công nghệ Việt Nam .- 2016 .- Số 10 (11)/2016 .- Tr. 35-39 .- 610
Nghiên cứu điều trị ung thư bằng liệu pháp tế bào tua là phương pháp kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động trở lại trong cơ thể người bệnh. Các tế bào tua tự thân được hoạt hóa bằng kháng nguyên ung thư và truyền trở lại cho người bệnh đã đạt được một số thành quả tốt đẹp trong điều trị bệnh ung thư. Tế bào tua bên cạnh khả năng “tìm, diệt” tế bào ung thư ác tính, kể cả tế bào gốc ung thư, thì tế bào tua còn có khả năng kích thích miễn dịch như một vắc-xin để ngăn chặn nguy cơ tái phát và di căn của tế bào ác tính trên cơ thể…