CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ung thư--Điều trị

  • Duyệt theo:
21 Kết quả phẫu thuật ung thư tuyến giáp thể nang / Nguyễn Xuân Hậu // .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 53-59 .- 610

Nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật trong ung thư tuyến giáp thể nang tại Bệnh viện K. Ung thư tuyến giáp thể nang là thể thường gặp thứ 2 trong nhóm ung thư tuyến giáp biệt hóa sau ung thư tuyến giáp thể nhú. Chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp ngay lần đầu hoặc sau phẫu thuật cắt thùy và eo được thực hiện tùy theo tình trạng xâm lấn của khối u, tình trạng di căn và kết quả mô bệnh học sau mổ. Tùy theo mức độ phẫu thuật cắt tuyến giáp và vét hạch mà tỉ lệ các biến chứng xảy ra sau mổ cũng khác nhau.

22 Khảo sát khả năng kháng ung thư in vitro của doxorubicin bao trong hạt nano oxy hóa khử chạy pH / Nguyễn Thị Hoàng, Trịnh Như Thùy, Vòng Bính Long // .- 2021 .- Số 5(Tập 63) .- Tr. 22-28 .- 610

Khảo sát khả năng kháng ung thư in vitro của doxorubicin bao trong hạt nano oxy hóa khử chạy pH. Doxorubicin (DOX) được biết đến là một tác nhân hóa trị liệu nhiều loại ung thư. Tuy nhiên, DOX bị hạn chế trong các ứng dụng lâm sàng do tác dụng phụ nghiêm trọng gây ra bởi việc phân bổ không đặc hiệu dẫn đến hiệu quả điều trị thấp. Kết quả cho thấy, sự kết hợp DOX với hạt nano oxy hóa khử nhạy pH này không những làm tăng khả năng kháng ung thư trên dòng tế bào ung thư đại trực tràng (C-26), ung thư vú (MCF-7) mà còn làm giảm độc tính trên tế bào nội mô (BAEC), ức chế sự di truyền của tế bào C-26 in vitro.

23 Cách tiếp cận mới để phân loại ung thư tế bào hắc tố và ung thư da không phải u hắc tố ở người / Nguyễn Thanh Trúc, Lưu Thanh Ngân, Lê Thanh Hải, Phạm Thị Thu Hiền // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Tr. 32-34 .- 610

Giới thiệu cách tiếp cận mới để phân loại ung thư tế bào hắc tố và ung thư da không phải u hắc tố ở người bằng cách sử dụng thuật toán cây phân loại và hồi quy (CART). Các thông số quang học hiệu dụng của mô dị hướng sinh học được tính toán từ phương pháp ma trận Stokes-Mueller, sau đó được đưa vào thuật toán phân loại CART như là các yếu tố dự đoán cho mô hình. Phương pháp mới này có tiềm năng hỗ trợ thông tin cho các bác sỹ trong việc đưa ra quyết định y tế kịp thời trong phát hiện ung thư da.

24 Phát triển biosensor từ tế bào saccharomyces Y486 mang phức hợp CPR-CY3A4 và DIN7-GFP để thử nghiệm phát hiện hợp chất tiền ung thư / Nguyễn Thị Thu Huyền, Bùi Văn Ngọc // .- 2021 .- Số 1(Tập 19) .- Tr. 185-196 .- 570

Trình bày việc phát triển biosensor từ tế bào saccharomyces Y486 mang phức hợp CPR-CY3A4 và DIN7-GFP để thử nghiệm phát hiện hợp chất tiền ung thư. Trên thế giới và ở Việt Nam, mỗi ngày đều có một lượng lớn các chất độc hại từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất thực phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe thải ra môi trường. Trong đó nhiều hợp chất ngoại sinh bản chất là vô hại và không gây ung thư (tiền ung thư), nhưng khi vào cơ thể được hệ enzyme cytochrome P450 monoxygenase (CYP) chuyển hóa thành hợp chất nguy hại gây đột biến gen và có khả năng gây ung thư. Do đó, việc phát triển công cụ phân tích sinh học để nhanh chóng xác định các hợp chất tiền ung thư sẽ có ý nghĩa rất lớn trong công tác an toàn thực phẩm và kiểm soát môi trường.

25 Đánh giá tác dụng điều trị hỗ trợ của bài thuốc thập toàn đại bổ trên bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị theo phác đồ AC / Nguyễn Thị Bích Thảo // .- 2020 .- Số 66(Số đặc biệt) .- Tr.26-35 .- 610

Nghiên cứu cho thấy bài thuốc Thập toàn đại bổ có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị theo phác đồ AC. Điều trị hóa chất cho bệnh nhân ung thư vú, bên cạnh lợi ích điều trị bệnh ung thư thường gặp các triệu chứng không mong muốn trên hệ tiêu hóa (buồn nôn, nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa) và hệ tạo huyết (giảm bạch cầu, giảm hồng cầu) hoặc tăng men gan, rụng tóc làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thập toàn đại bổ là một bào thuốc được Y học cổ truyền thừa kế và phát huy một cách sáng tạo để điều trị chứng khí huyết lưỡng hư mang lại kết quả tốt.

26 Nghiên cứu đa hình gen UGT1A1*28 liên quan đến đáp ứng thuốc itrinotecan ở người kinh Việt Nam / Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Thanh Hoa, Vũ Bình Giang, Vũ Phương Nhung, Hoàng Thị Thu Yến, Nguyễn Đăng Tôn, Bạch Thị Như Quỳnh // .- 2020 .- Số 3(Tập 18) .- Tr.425-435 .- 570

Trình bày nghiên cứu đa hình gen UGT1A1*28 liên quan đến đáp ứng thuốc itrinotecan ở người kinh Việt Nam. Irinotecan là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị ung thư. Biến thể gen UGT1A1*28 được cho rằng làm tăng nguy cơ giảm bạch cầu trung tính và có liên quan mật thiết đến nguy cơ bị tiêu chảy nghiêm trọng. Nghiên cứu dụng phương pháp giải trình tự trực tiếp đoạn promoter gen UGT1A1 để xác định tần số kiểu gen và tần số allele biến thể UGT1A1*28 trên 95 người Kinh khỏe mạnh. Dữ liệu thu được của nghiên cứu góp phần đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả bệnh ung thư có sử dụng thuốc irinotecan.

27 Khả năng đồng phân hóa Linoleic acid của các chủng Lactobacillus spp. Phân lập từ hệ vi khuẩn đường ruột ở người Việt Nam / Trần Xuân Thạch, Hà Thị Thu, Vũ Thị Hiền, Hoàng Thế Hưng, Nguyễn Thị Hoa, Lê Thị Thu Hồng, Lưu Đàm Ngọc Anh, Bùi Văn Hướng, Lã Thị Lan Anh, Đồng Văn Quyền, Nguyễn Thị Tuyết Nhung // .- 2020 .- Số 3(Tập 18) .- Tr.445-453 .- 610

Nghiên cứu Linoleic acid liên hợp (conjugated linoleic acid – CLA) có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm chống ung thư, chống xơ vữa, chống tiểu đường, chống nhiễm trùng, giảm cholesterol, chống oxy hóa, chống vi khuẩn, điều chế miễn dịch và các đặc tính kích thích tăng trưởng. Trong nghiên cứu này có 19 chủng chuyển hóa LA của chúng, kết quả cho thấy 4 trong số 19 chủng có khả năng tạo ra 40-50 µg/mL CLA từ LA.

28 Tiêu diệt ung thư với liệu pháp miễn dịch interleukin-2 (IL-2) / Nguyễn Thái Minh Trận, Phạm Đức Hùng, Võ Đức Duy // .- 2021 .- Số 4(745) .- Tr.51-53 .- 610

Interleukin-2 (IL-2), hay còn gọi là yếu tố kích thích sinh trưởng dòng tế bào T, được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị các bệnh ung thư như phổi, buồng trứng, vú, máu, thận… Những kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng đều cho thấy, IL-2 có khả năng kích thích phát triển các tế bào miễn dịch, tăng khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào thận và u hắc tố ác tính. Sau một khoảng thời gian dài bị lãng quên, IL-2 đã một lần nữa quay lại vị trí dẫn đầu trong cuộc đua phát triển liệu pháp miễn dịch chống ung thư.

29 Aflatoxin – Độc tố nguy hiểm gây ung thư / Nguyễn Ngọc Kim Vy // .- 2019 .- Số 12(729) .- Tr.51-52 .- 570

Cho thấy Aflatoxin là nguyên nhân gây ra 17% các ca ung thư gan. Aflatoxin có nhiều trong các loại ngũ cốc bị mốc như ngô, lạc, sắn… Aflatoxin nguy hiểm không chỉ vì độc tính của nó mà còn vì sự tồn tại dai dẳng (không mất đi khi xử lý ở nhiệt độ 100 độ C).

30 Nghiên cứu khả năng chống ung thư của dịch chiết lá tươi cây đu đủ đực (Carica papaya L.) ở Hà Tĩnh / Trần Phương Trinh, Phan Bảo Linh, Phạm Thị Tâm // .- 2021 .- Số 1(Tập 18) .- Trang 127-134 .- 570

Đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư, cảm ứng miễn dịch kháng ung thư in vitro, cũng như hoạt tính kháng u trên chuột của các dịch chiết từ lá và hoa cây đu đủ đực thu từ khu vực tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Những kết quả này là bằng chứng cho thấy tiềm năng ứng dụng làm sản phẩm hỗ trợ ung thư của cao chiết lá cây đu đủ đực ở Hà Tĩnh.