CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Xuất khẩu

  • Duyệt theo:
71 Đồng hành chính phủ địa phương Nhật Bản với xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thường Lạng, Mai Tuyết Nhung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 566 .- Tr. 82-84 .- 658

Bài viết phân tích kinh nghiệm đồng hành chính phủ địa phương Nhật Bản với xuất khẩu của SMEs, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu đồng hành chính phủ và SMEs, chính phủ địa phương tạo điều kiện cơ chế chính sách, bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm thương mại, đảm bảo nguồn nhân lực cung cấp thông tin, tư vấn mở rộng thị trường.

72 Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản khắc phục tình trạng "được mùa mất giá" / Vũ Kim Dũng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.77 – 79 .- 658

Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong cuộc mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại tình trạng " được mùa mất giá" gây thiệt hại tới người nông dân. Thông qua việc đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, bài viết đưa ra một số kiến nghị khắc phục tình trạng " được mùa mất giá" trong sản xuất nông sản Việt Nam, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

73 Qui định về FLEGT và hoạt động kinh doanh xuất khẩu gỗ trong thực thi Hiệp định EVFTA / Phạm Minh Quốc // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.80 – 82 .- 658

Trong lộ trình đàm phán và đi tới ký kết chính thức của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT-VPA) cũng đã chính thức được ký kết vào ngày 19/10/2018 (chính thức có hiệu lực vào ngày 1/6/2019). Bài viết giới thiệu một số nội dung trong Hiệp định EVFTA có liên quan đến hoạt động xuất khẩu gỗ và các chế phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Châu Âu nói chung và một số yêu cầu đặt ra khi thực thi FLEGT-VPA đối với các hoạt động chế biến và xuất khẩu gỗ tại Việt Nam nói riêng.

74 Tác động của xuất khẩu đến năng suất lao động trong doanh nghiệp / Vũ Thị Thư Thư // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 7(494) .- Tr. 43-53 .- 658

Tổng quan nghiên cứu; Số liệu và phương pháp nghiên cứu qua các số liệu thống kê điều tra doanh nghiệp của VN từ năm 2013 đến 2017; Một số đặc điểm về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam; Ảnh hưởng của xuất khẩu đến năng suất lao động trong doanh nghiệp.

75 Tác động của các biện pháp phi thuế quan tới xuất khẩu của Việt Nam / Đoàn Ngọc Thắng, Lê Thị An // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 269 .- Tr. 2-9 .- 658

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của các biện pháp phi thuế quan (Non-tariff measures - NTMs) tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đối với 28 nước đối tác thương mại lớn thông qua việc vận dụng mô hình trọng lực với dữ liệu được thu thập để thực hiện phân tích trong giai đoạn 1999-2017. các biện pháp phi thuế quan được đo lường thông qua ba chỉ số: độ bao phủ, độ thường xuyên và độ thịnh hành của các biện pháp phi thuế quan. Nghiên cứu định lượng chỉ ra tác động tiêu cực của các biện pháp phi thuế quan đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Do đó, để tăng cường xuất khẩu Việt Nam cần hạn chế tác động của các biện pháp phi thuế quan.

76 Dự báo về thị trường chè nhập khẩu EU đến năm 2027 và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU đối với các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu Việt Nam / Nguyễn Ngọc Quỳnh // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 131-137 .- 658

EU được đánh giá là một thị trường lớn mạnh và rất có tiềm năng đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết và có hiệu lực. Tuy nhiên, chính sách bảo hộ người tiêu dùng của EU lại rất chặt chẽ, do đó, rào cản kỹ thuật đối với các mặt hàng nhập khẩu vào EU là rất cao đối với chất lượng, nguồn gốc, VSATTP, mẫu mã, nhãn mác... Bài báo phân tích tổng quan về thị trường chè EU đưa ra một số dự báo về chỉ tiêu cơ bản đến năm 2027. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy XK chè của các doanh nghiệp chế biến chè Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới.

77 Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam / Nguyễn Hương Liên, Lê Kim Anh, Nguyễn Thụy Phương // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 68-72 .- 658

Cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc Mỹ - Trung Quốc gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu, làm xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu bị vi phạm. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trỗi dậy, ảnh hưởng tới cung cầu trên phạm vi toàn thế giới, làm cho tăng trưởng của kinh tế toàn cầu chững lại và tác động tới các bên thứ ba trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích ảnh hưởng của vòng xoáy thương mại giữa hai cường quốc đến Việt Nam theo cả hai chiều hướng: tiêu cực và tích cực.

78 Một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khấu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu / Vũ Thị Mai Anh // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 85-90 .- 658

Nghiên cứu này tập trung đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) thông qua việc sử dụng một số chỉ tiêu đo lường và phương pháp phân tích định tính. Nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố có tác động quan trọng, bao gồm chất lượng nguồn nhân lực, rào cản kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, mức độ sẵn sàng về công nghệ, tự do hóa thương mại. Trên cơ sở đó, nghiên cứu gợi mở các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU.

79 Lý thuyết về đo lường thị trường xuất khẩu nông phẩm / Nguyễn Văn Tường // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 109-113 .- 658

Trong thời gian vừa qua, xuất khẩu nông phẩm của Việt Nam đã giành được nhiều thành công có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, để có thể đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp thì còn một số vấn đề cần giải quyết. Trong bài báo này, tác giả làm rõ những nội dung để đánh giá và đo lường thị trường xuất khẩu nông phẩm đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

80 Tác động của Brexit tới xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh / Hoa Hữu Cường // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 493 .- Tr. 89-96 .- 658

Phá họa bức tranh tổng quát quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Vương quốc Anh trong giai đoạn 2012-2018 và phân tích những thay đổi có thể xảy ra trong chính sách thương mại của Vương quốc Anh trên nhiều khía cạnh, để thấy những tác động tới xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh.