CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Xuất khẩu
61 Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam trong thị trường CPTPP / Phan Thanh Hoàn // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 146 .- Tr. 19-30 .- 332.1
Phân tích tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bằng việc tính toán các chỉ số thương mại theo ngành hàng và thị trường, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: CPTPP là thị trường chính của nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên mức độ tập trung thương mại chỉ ở một vài thành viên CPTPP như Mỹ, Nhật Bản, Canada. Lợi thế cạnh tranh của các ngành và tăng trưởng xuất khẩu cao cũng chỉ biểu hiện ở một số ngành và thị trường nhất định. Như vậy, Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu trong khu vực CPTPP. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ được tận dụng tối đa khi mà Việt Nam đảm bảo được quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn sản phẩm và nâng cao lợi thế so sánh của các ngành hàng xuất khẩu.
62 Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam trong thị trường CPTPP / Phan Thanh Hoàn // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 25 - 36 .- 330
Nghiên cứu này phân tích tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bằng việc tính toán các chỉ số thương mại theo ngành hàng và thị trường, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: mức độ tập trung thương mại chỉ ở một vài thành viên CPTPP như Nhật Bản, Canada. Lợi thế cạnh tranh của các ngành và tăng trưởng xuất khẩu cao chỉ biểu hiện ở một số ngành và thị trường nhất định. Như vậy, Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu trong khu vực CPTPP. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ được tận dụng tối đa khi mà Việt Nam đảm bảo được quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn sản phẩm và nâng cao lợi thế so sánh của các ngành hàng xuất khẩu.
63 Tác động của tài nguyên dư thừa tới xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam / Nguyễn Thị Kim Trúc, Nguyễn Thị Thu Vui, Nguyễn Thị Thùy Dung, Đoàn Ngọc Thắng // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 279 .- Tr. 48-57 .- 658
Bài viết nghiên cứu tác động của tài nguyên dư thừa lên xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam từ 2011-2015. Tài nguyên dư thừa bao gồm dư thừa tài chính và lao động. Kết quả ước lượng cho thấy dư thừa lao động làm tăng xác suất một doanh nghiệp tham gia xuất khẩu và cường độ xuất khẩu, trong khi dư thừa tài chính làm giảm cường độ xuất khẩu. Tác động tích cực của dư thừa lao động lên xác suất xuất khẩu mạnh hơn khi doanh nghiệp không có hối lộ, quy mô nhỏ và mức cạnh tranh cao. Dư thừa lao động tác động lên cường độ xuất khẩu mạnh hơn đối với doanh nghiệp có hợp đồng gia công, không hối lộ, và không có cạnh tranh ngành. Trong khi đó, dư thừa tài chính có tác động tiêu cực lớn hơn lên cường độ xuất khẩu đối với doanh nghiệp có hợp đồng gia công. Để tăng cường xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực quản trị tài nguyên về tài chính và tăng cường thu hút lao động toàn thời gian.
64 Rào cản phi thuế quan của EU - Thách thức lớn đối với hàng xuất khẩu Việt Nam trong tận dụng ưu đãi của EVFTA / Hoàng Thị Phương Lan // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 200 .- Tr. 25-29 .- 327
Thông qua số liệu thống kê về hoạt đọng xuất khẩu của VN sang EU, số liệu của UNCTAD-TRAINS về các biện pháp phi thuế quan trong thương mại, tác giả nhận diện, đánh giá về rào cản phi thuế quan mà EU đang áp dụng đối với hàng xuất khẩu, đánh giá những tác động của rào cản này đến hoạt động xuất khẩu của VN sang EU, đặc biệt trong bối cảnh EVFTA sắp có hiệu lực.
65 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và một số vấn đề đặt ra / Phạm Thị Kim Xuyến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 53-55 .- 330
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong những năm qua với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,54 tỷ USD vào năm 2019 và mặt hàng này đã được xuất khẩu vào nhiều thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, EU. Tuy nhiên, hoạt động thủy sản Việt Nam vẫn còn gặp một số hạn chế nhất định và cần có những giải pháp hạn chế các rào cản góp phần thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới.
66 Phân tích năng lực xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ các doanh nghiệp Việt Nam / Phan Thu Trang, Mai Thanh Huyền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 91-93 .- 658
Bài báo trước tiên xây dựng khung lý thuyết về năng lực xuất khẩu (NLXK) sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các doanh nghiệp Việt Nam. Khung lý thuyết phân tích gồm 03 phần chính: các năng lực thành phần trong (NLXK); các yếu tố tác động đến NLXK; các chỉ tiêu đánh giá NLXK.
67 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp bền vững của Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Hoàng Xuân Lâm, Phùng Văn Như // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 566 .- Tr. 97-99 .- 330
Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới phụ thuộc vào xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 60% GDP. Tăng trưởng công nghiệp nhanh với khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị bắt kiệt và môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
68 Đồng hành chính phủ địa phương Nhật Bản với xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thường Lạng, Mai Tuyết Nhung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 566 .- Tr. 82-84 .- 658
Bài viết phân tích kinh nghiệm đồng hành chính phủ địa phương Nhật Bản với xuất khẩu của SMEs, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu đồng hành chính phủ và SMEs, chính phủ địa phương tạo điều kiện cơ chế chính sách, bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm thương mại, đảm bảo nguồn nhân lực cung cấp thông tin, tư vấn mở rộng thị trường.
69 Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản khắc phục tình trạng "được mùa mất giá" / Vũ Kim Dũng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.77 – 79 .- 658
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong cuộc mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại tình trạng " được mùa mất giá" gây thiệt hại tới người nông dân. Thông qua việc đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, bài viết đưa ra một số kiến nghị khắc phục tình trạng " được mùa mất giá" trong sản xuất nông sản Việt Nam, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
70 Qui định về FLEGT và hoạt động kinh doanh xuất khẩu gỗ trong thực thi Hiệp định EVFTA / Phạm Minh Quốc // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.80 – 82 .- 658
Trong lộ trình đàm phán và đi tới ký kết chính thức của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT-VPA) cũng đã chính thức được ký kết vào ngày 19/10/2018 (chính thức có hiệu lực vào ngày 1/6/2019). Bài viết giới thiệu một số nội dung trong Hiệp định EVFTA có liên quan đến hoạt động xuất khẩu gỗ và các chế phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Châu Âu nói chung và một số yêu cầu đặt ra khi thực thi FLEGT-VPA đối với các hoạt động chế biến và xuất khẩu gỗ tại Việt Nam nói riêng.