CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Xuất khẩu

  • Duyệt theo:
91 Mô hình kiểm soát rủi ro trong xuất nhập khẩu nông sản của doanh nghiệp Việt Nam / Phan Thu Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 514 tháng 4 .- Tr. 89-91 .- 382.7

Tập trung vào hệ thống lại các khái niệm liên quan tới rủi ro, kiểm soát rủi ro. Sau khi phân tích các mô hình kiểm soát rủi ro của một số học giả, tác giả đề xuất mô hình kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp VN căn cứ vào các đặc điểm của hàng nông sản xuất khẩu.

92 Nghiên cứu và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2018-2020 / Đỗ Thị Phượng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 512 tháng 03 .- Tr. 58-60 .- 382.7

Khái quát tình hình xuất khẩu ra quả của Việt Nam sang thị trường EU; Những điểm mạnh, điểm yếu và thuận lợi, khó khăn của VN khi xuất khẩu rau quả sang thị trường EU; Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả của VN sang EU giai đoạn 2018-2022.

93 Nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy dệt may xuất khẩu / Nguyễn Thị Nguyệt Minh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 508 tháng 12 .- Tr. 49-50 .- 382.7

Đề cập đến việc nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy dệt may xuất khẩu và một số giải pháp tháo gỡ.

94 Nghiên cứu xuất khẩu dệt may của Việt Nam: So sánh với Trung Quốc và Ấn Độ / Phạm Thùy Linh, Nguyễn Khánh Doanh // .- 2018 .- Số 247 tháng 01 .- Tr. 43-51 .- 382.7

Bài viết này so sánh xuất khẩu dệt may của Việt Nam với Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn 2000-2015. Các kết quả chính của nghiên cứu được rút ra như sau: Thứ nhất, xét về sản phẩm dệt, so với Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam có chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện thấp nhất và số lượng sản phẩm có lợi thế so sánh ít nhất. Xét về sản phẩm may, Việt Nam sở hữu nhiều sản phẩm có lợi thế so sánh cao hơn so với hai quốc gia đối thủ. Thứ hai, Việt Nam đang thiên về xuất khẩu sang 3 thị trường là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. So với Việt Nam, chính sách thị trường của Trung Quốc đa dạng hơn. Ấn Độ có xu hướng thiên về xuất khẩu sang Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) và không thiên về xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thứ ba, mức độ tương đồng xuất khẩu về sản phẩm dệt và sản phẩm may giữa Việt Nam và các quốc gia đối thủ không lớn.

95 Tác động của thương mại quốc tế đến cầu lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam / Phạm Ngọc Toàn // .- 2018 .- Số 247 tháng 01 .- Tr. 91-100 .- 382.7

Nghiên cứu này ước lượng ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến cầu lao động trong doanh nghiệp thông qua việc sử dụng mô hình phân tích ảnh hưởng thương mại quốc tế đến cầu lao động do Basu & cộng sự (2005) dựa trên Hamermesh (1993) đề xuất. Cụ thể, nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của chỉ số thương mại nội ngành và chỉ số định hướng xuất khẩu và thâm nhập nhập khẩu đến cầu lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả ước lượng mô hình tác động cố định với số liệu điều tra doanh nghiệp từ năm 2012 đến 2015 của Tổng cục thống kê cho thấy tồn tại hệ số co giãn cầu lao động theo doanh thu, theo tiền lương. Doanh nghiệp trong các ngành hướng đến thương mại nội ngành thì cầu lao động sẽ tăng mạnh trong dài hạn và tăng nhẹ trong ngắn hạn. Kết quả không tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của định hướng xuất khẩu đến cầu lao động, nhưng thâm nhập nhập khẩu cao có tác động tích cực đến cầu lao động.

96 Xuất khẩu hàng công nghệ cao: Bước đột phá cho xuất khẩu Việt Nam / Đỗ Đình Mỹ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 504 tháng 10 .- Tr. 69-71 .- 382.7

Phân tích, đánh giá và tìm khoảng trống nghiên cứu từ các công trình đã công bố liên quan; từ đó, rút ra những bài học nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghệ cao cho Việt Nam trong thời gian tới.

97 Trách nhiệm xã hội: Thực tiễn doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam / Nguyễn Thị mai, Phạm Văn Phúc Tân, Lữ Thị Kim Nữ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 504 tháng 10 .- Tr. 4-7 .- 658

Phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động thông qua chế độ lương, thưởng, phúc lợi và đào tạo lao động.

98 Năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Trung Đông / NCS. Đậu Xuân Đạt // .- 2017 .- Số 08 (144) .- Tr. 35-43 .- 330

Trình bày thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2010 – 2016. Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Những đánh giá chung.

99 Ảnh hưởng của công đoàn đến khả năng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam / Nguyễn Thị Mai, Trần Anh Tài // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 503 tháng 10 .- Tr. 37-40 .- 382.7 597

Trình bày những ảnh hưởng của công đoàn đến khả năng thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH); Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu; Ảnh hưởng của công đoàn đến khả năng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam; Kết luận và gợi ý chính sách.

100 Tác động của tỷ giá hối đoái đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2000-2015 / Nguyễn Văn Điệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 496 tháng 6 .- Tr. 103-105 .- 382.7 597

Đánh giá ảnh hưởng của chỉ số REER đến trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc bằng phương pháp định lượng trong giai đoạn 2000-2015.