CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tổ chức tín dụng
41 Hoàn thiện cơ chế chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm / Nguyễn Thị Mai Sương, Nguyễn Thị Xuân // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 21(558) .- Tr. 14-17,47 .- 332.12
Bài viết điểm lại những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và những quy định khác của pháp luật về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, đồng thời đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm đảy nhanh công tác xử lý nợ xấu.
42 Phát triển tài chính các nhân của hộ gia đình ở nông thôn thông qua quỹ tín dụng nhân dân / Hoàng Nguyên Khai // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 729 .- Tr. 74 - 77 .- 332
Bài viết nghiên cứu vai trò của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trong phát triển tài chính cá nhân của các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam giai đoạn hội nhập kinh tế sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, làm rõ thực trạng, xu hướng phát triển và khuyến nghị giải pháp.
43 Đánh giá hiệu quả thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước: Nghiên cứu tình huống tại Vinamilk / Hồ Quỳnh Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 713 .- Tr.8 – 14 .- 658
Trong thương vụ thoái vốn tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, doanh nghiệp này đóng vai trò là bên bán hiểu rõ vị thế thị trường cũng như vị thế tài chính của mình, đã chủ động trong việc công khai minh bạch thông tin về việc bán cổ phần của chủ sở hữu Nhà nước, thực hiện các buổi đối thoại với các cổ đông tiềm năng, lên phương án lựa chọn cổ đông chiến lược. bài viết nhìn lại quy trình thực hiện thương vụ bán cổ phần Nhà nước tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, đồng thời đưa ra các đánh giá về tình hình tài chính của Công ty sau thương vụ, tác động từ vụ bán vốn cổ phần nhà nước đến lợi ích của chủ sở hữu ... từ đó nêu ra một số vấn đề đáng quan tâm.
44 Khảo sát thực trạng hoạt động kiểm soát nghiệp vụ thanh tra, giám sát tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố / Trường Hồng Quang // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 7(544) .- Tr. 16-21 .- 332.1
Khảo sát thực trạng 63 NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Số lượng khảo sát 70 người và được khảo sát từ tháng 9-10/2019. Thống qua kết quả khảo sát để nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót, các vấn đề cần quan tâm tại đơn vị mình qua đó đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng công tác thanh tra, giám sát tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong thời gian tới.
45 Điều kiện để kéo dài giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam / Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, Trương Quang Triều, Nguyễn Tiến Thành // Ngân hàng .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 12-16 .- 332.12
Trình bày cơ sở lý luận về lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng; các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng;cơ chế điều hành và thực trạng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng ở VN; Điều kiện để kéo dài giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam trong thời gian tới.
46 Sử dụng dữ liệu thay thế trong chấm điểm tín dụng : hướng đi mới cho các tổ chức tín dụng / Nguyễn Thị Hiền, Phạm Hà Phương // Ngân hàng .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 98-103 .- 332.1
Giới thiệu tổng quan về khái niệm mới này. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá sơ bộ hoạt động thu thập thông tin và chấm điểm tín dụng cho khách hàng cá nhân tại các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay, đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động này nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các TCTD; trong đó có việc sử dụng dữ liệu thay thế.
47 Hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng / Phạm Thị Giang Thu // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 14(390) .- Tr. 44 – 50 .- 340
Hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng là việc sử đổi, bổ sung các quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực liên quan điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác định giá trị tổ chức tín dụng gắn với hoạt động tái cơ cấu nhằm đảm bảo tổ chức tín dụng và duy trì năng lực của mình trong hoạt động ngân hàng, đồng thời đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan phát sinh trong quá trình định giá và tái cơ cấu tổ chức tín dụng. Bài viết phân tích quan niệm, tiêu chí và mục tiêu hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng.
48 Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng đối với các tổ chức tài chính vi mô và Fintech tại Việt Nam / Phan Huy Thắng // Ngân hàng .- 2019 .- Số 23 .- Tr. 31-33 .- 332.1
Thực trạng hoạt động trao đổi tổ chức tín dụng hiện nay giữa CIC và các tổ chức TCVM, các Công ty P2P Lending; Đề xuất giải pháp phát triển mô hình trao đổi tổ chức tín dụngđối với các tổ chức TCVM và Fintech tại Việt Nam.
49 Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng: Những nội dung cơ bản, ưu điểm và hạn chế / Hà Thị Trúc Lan // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 339-345 .- 658
Ngày 21/06/2017, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nghị quyết có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày 15/8/2017. Nghị quyết này đã cho phép áp dụng nhiều chính sách mới (so với pháp luật hiện hành) về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, góp phần tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu. Bài viết phân tích Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định về thí điểm xử lỷ nợ xâu của các tổ chức tín dụng: Những nội dung cơ bản, ưu điểm và hạn chế.
50 Chính sách an toàn vĩ mô thông quan kênh truyền dẫn vốn đối với các tổ chức tín dụng ở Việt Nam / Phan Hữu Việt, Phạm Thị Hoàng Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 5(492) .- Tr. 32-39 .- 332.1
Đánh giá tác động của việc thay đổi hệ số rủi ro đối với các tài sản rủi ro, tổng dư nợ và chất lượng nợ tới mức đủ vốn của ngân hàng thương mại tại Việt Nam; đồng thời, đề xuất một số khuyến nghị cho ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng mức đủ vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nâng cao hiệu ực điều hành của chính an toàn vĩ mô.