CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tổ chức tín dụng

  • Duyệt theo:
31 Tác động của dự phòng rủi ro tín dụng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng / Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, Phan Ngọc Minh, Đinh Văn Hoàn // Ngân hàng .- 2021 .- Số 20 .- Tr. 12-14 .- 332.3

Bài viết cho thấy: Bản chất của dự phòng rủi ro tín dụng; Tác động của dự phòng rủi ro tín dụng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng; Để dự phòng rủi ro tín dụng phát huy tác dụng như kỳ vọng, nhóm tác giả đề xuất các biện pháp nhằm giúp các tổ chức tín dụng có được lượng “tiền tươi - thóc thật” dự phòng cho các tổn thất trong hoạt động tín dụng của mình

32 Xử phạt vi phạm hành chính trong bảo mật thông tin khách hàng hiện nay và hướng hoàn thiện / Nguyễn Thị Kim Thoa // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 21-24 .- 340

Bài viết đề cập đến vai trò của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng, phân tích quy định của pháp luật về xử phạt hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng, từ đó đưa ra một sổ khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền được bảo mật thông tin khách hàng.

33 Thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh, bền vững / Lê Thị Thanh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.147 - 152 .- 332

Tài chính tiêu dùng được nhiều quốc gia coi là chỉ số để định hướng điều hành kinh tế và điều hành sản xuất, bởi đây là chỉ số có ý nghĩa rất lớn. Nếu phát triển lĩnh vực tài chính tiêu dùng thì sản xuất sẽ phát triển. Tại Việt Nam, thị trường tài chính tiêu dùng được đánh giá là một lĩnh vực rất giàu tiềm năng vì nhu cầu lớn. Bài viết trao đổi về tiềm năng phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng, những tồn tại hạn chế và đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh, bền vững tại Việt Nam.

34 Đánh giá ảnh hưởng đại dịch Covid-19 đến hoạt động của các tổ chức tín dụng tại tỉnh Bình Dương / Đào Lê Kiều Oanh // .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 128-133 .- 658

Thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 đã khép lại với rất nhiều sự kiện được ghi dấu ấn. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế - xã hội nói chung, thị trường tài chính, ngân hàng nói riêng, trong đó các ngân hàng tại tỉnh Bình Dương cũng không nằm ngoài tác động. Nghiên cứu này khái quát hoạt động của các tổ chức tín dụng tại tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2015-2020, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xảy ra từ đầu năm 2020.

35 Phát triển tín dụng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam / Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, Đinh Văn Hoàn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 22-26 .- 332.12

Phân biệt sự khác nhau giữa cho vay tiêu dùng không có bảo đảm bằng tài sản và cho vay tín chấp theo Bộ luật Dân sự (2015) và Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, đồng thời nêu bật vai trò của tín dụng tiêu dùng đối với tăng trưởng kinh tế cũng như góp phần đẩy lùi tín dụng phi chính thức, gợi ý một số khuyên nghị từ quan điểm chiến lược cho đến mô hình tổ chức và thiết kế sản phẩm, kể cả các biện pháp hỗ trợ, với mục đích giúp các TCTD VN phát triển được phân khúc tín dụng tiêu dùng còn rất nhiều tiềm năng trong thời gian tới.

36 Thực trạng hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm và những tác động tới quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng / Tạ Quang Đôn, Nguyễn Thị Lương Trà // Ngân hàng .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 29-33 .- 332.12

Thực trạng hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm tại Việt Nam; những tác động tích cực của hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm tới quá trình xử lý tài sản bảo đảm nói riêng và xử lý nợ xấu nói chung của các tổ chức tín dụng; Một số hạn chế, vướng mắc và đề xuất.

37 Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm để thúc đẩy quá trình xử lý nợ tại tổ chức tín dụng / Nguyễn Thị Lương Trà // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 36-42 .- 332.12

Bài viết tập trung nêu và phân tích một số nội dung quy định của pháp luật chưa phù hợp, đồng thời đề xuất một số biện pháp hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành, qua đó tạo điều kiện để xử lý nhanh, dứt điểm các khoản nợ xấu tại TCTD.

38 Hệ thống tổ chức tín dụng tiếp tục phát triển bền vững sau một năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 / Trần Thế Sao, Phạm Thị Phương Thảo // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 14-19 .- 332.12

Sự phát triển bền vững của hệ thống tỏ chức tín dụng qua các chỉ tiêu cơ bản; thách thức về tăng vốn điều lệ và giữ thị phần tín dụng của các NHTM Nhà nước; cạnh tranh mạnh mẽ trong đầu tư chuyển đổi công nghệ ngân hàng số; dự báo và khuyến nghị.

39 Qui định mới về bảo hiểm tiền gửi và những vấn đề trao đổi / Nguyễn Thị Đoan Trang, Nguyễn Thị Quỳnh Giao // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.21 - 23 .- 657

Ngày 01/04/2020, Bộ tài chính ban hành Thông tư số 20/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 312/2016/TT-BTC ngày 24/11/2016 của Bộ Tài chính qui định chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 20/5/2020, bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung 12 khoản, điều của Thông tư số 312/2016/TT-BTC, Bộ Tài chính đã bổ sung mới 2 điều vào Thông tư hướng dẫn bao gồm: xử lý tổn thất trong trường hợp cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; công bố thông tin doanh nghiệp. Bài viết này phân tích, bình luận cụ thể những qui định mới và đạo lý của việc sửa đổi bổ sung.

40 Một số tác động của pháp luật về thừa kế tới hoạt động ngân hàng / Nguyễn Văn Minh, Bùi Đức Giang // Ngân hàng .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 21-26 .- 332.12

Tập trung phân tích các hạn chế và gợi ý một số giải pháp quản lý rủi ro cho các tổ chức tín dụng.