CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tổ chức tín dụng

  • Duyệt theo:
21 Nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Hữu Khoa // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 225 .- Tr. 24 - 26 .- 332.3

Trong những năm qua các tổ chức tín dụng Việt Nam đã có sựu phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chất lượng. Với vai trò trung gian của nền kinh tế, các tổ chức tín dung và đặc biệt là ngân hàng thương mại đã không ngừng nâng cao tiềm lực tài chính, mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, phát triển dựa theo các chẩn mực của ngân hàng quốc tế. Tuy vậy, bên cạnh những thành công đạt được thì sự gia tăng của nợ xấu do ảnh hưởng củ đại dịch covid 19 đã và đang ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh và sự ổn định lâu dài của hệ thống tín dụng.

22 Nhận diện doanh nghiệp lừa đảo vay vốn ngân hàng để chiếm đoạt - nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn / Nguyễn Quang Anh // .- 2021 .- Số 6 .- Tr.24 - 29 .- 346.597 082

Trong nhiều năm qua, tình trạng doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, được bảo đảm bằng tài sản thế chấp của bên thứ ba, nhưng sau đó vì nhiều lý do đã chây ỳ, không trả nợ, đẩy trách nhiệm sang cho bên thế chấp đã diễn ra rất phổ biến và trở thành một vấn nạn trong xã hội hiện nay. Bài viết nêu lên thực trạng doanh nghiệp với những thủ đoạn tạo ra để vay vốn ngân hàng nhằm mục đích chiếm đoạt, đồng thời chỉ ra các nguyên nhân và giải pháp nhằm ngăn chặn vấn đề này hiện nay.

23 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam / Lưu Hoàng Nam // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 604 .- Tr. 7 - 9 .- 332.024

Bài viết tập trung phân tích về thực trạng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung.

24 Hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự cho các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam / Lương Khải Ân // Luật học .- 2022 .- Số 1 .- Tr.72 - 82 .- 345.597002632

Bài viết đánh giá tránh nhiệm thực thi các quyền ưu tiên hoàn trả vật chứng là tài sản bảo đảm trong vụ án hình sự cho các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập, vướng mắc trong quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó đề xuất một số phương pháp, kiến nghị trao quyền ưu tiên cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm trong các thỏa thuận cấp tín dụng để xử lý nợ xấu nếu có căn cứ chứng minh giao dịch được xác lập hợp pháp, thay vì chờ cho đến khi có kết quả của vụ án hình sự.

25 Hoàn thiện các qui định của pháp luật về chủ thể tham gia xác định giá trị tổ chức tín dụng trong quấ trình tái cơ cấu / Nguyễn Ngọc Yến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.42 - 50 .- 346.597 073

Xác định giá trị doanh nghiệp là một trong những hoạt động phải thực hiện khi tổ chức tín dụng tiến hành tái cơ cấu, thậm chí hoạt động này có ý nghĩa quyết định sự thành công của mục đích tái cơ cấu mà tổ chức tín dụng đặt ra. Trong khâu xác định giá trị doanh nghiệp, việc nhận diện những chủ thể tham gia và quyền, trách nhiệm của mỗi chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra kết quả giá trị doanh nghiệp đảm bảo sự chính xác, khách quan. Do vậy, việc rà soát và hoàn thiện các quy định của pháp luật về chủ thể tham gia xác định giá trị tổ chức tín dụng trong quá trình tái cơ cấu là yêu cầu tất yếu.

26 Tác động của dự phòng rủi ro tín dụng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng / Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, Phan Ngọc Minh, Đinh Văn Hoàn // Ngân hàng .- 2021 .- Số 20 .- Tr. 12-14 .- 332.3

Bài viết cho thấy: Bản chất của dự phòng rủi ro tín dụng; Tác động của dự phòng rủi ro tín dụng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng; Để dự phòng rủi ro tín dụng phát huy tác dụng như kỳ vọng, nhóm tác giả đề xuất các biện pháp nhằm giúp các tổ chức tín dụng có được lượng “tiền tươi - thóc thật” dự phòng cho các tổn thất trong hoạt động tín dụng của mình

27 Xử phạt vi phạm hành chính trong bảo mật thông tin khách hàng hiện nay và hướng hoàn thiện / Nguyễn Thị Kim Thoa // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 21-24 .- 340

Bài viết đề cập đến vai trò của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng, phân tích quy định của pháp luật về xử phạt hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng, từ đó đưa ra một sổ khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền được bảo mật thông tin khách hàng.

28 Thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh, bền vững / Lê Thị Thanh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.147 - 152 .- 332

Tài chính tiêu dùng được nhiều quốc gia coi là chỉ số để định hướng điều hành kinh tế và điều hành sản xuất, bởi đây là chỉ số có ý nghĩa rất lớn. Nếu phát triển lĩnh vực tài chính tiêu dùng thì sản xuất sẽ phát triển. Tại Việt Nam, thị trường tài chính tiêu dùng được đánh giá là một lĩnh vực rất giàu tiềm năng vì nhu cầu lớn. Bài viết trao đổi về tiềm năng phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng, những tồn tại hạn chế và đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh, bền vững tại Việt Nam.

29 Đánh giá ảnh hưởng đại dịch Covid-19 đến hoạt động của các tổ chức tín dụng tại tỉnh Bình Dương / Đào Lê Kiều Oanh // .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 128-133 .- 658

Thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 đã khép lại với rất nhiều sự kiện được ghi dấu ấn. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế - xã hội nói chung, thị trường tài chính, ngân hàng nói riêng, trong đó các ngân hàng tại tỉnh Bình Dương cũng không nằm ngoài tác động. Nghiên cứu này khái quát hoạt động của các tổ chức tín dụng tại tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2015-2020, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xảy ra từ đầu năm 2020.

30 Phát triển tín dụng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam / Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, Đinh Văn Hoàn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 22-26 .- 332.12

Phân biệt sự khác nhau giữa cho vay tiêu dùng không có bảo đảm bằng tài sản và cho vay tín chấp theo Bộ luật Dân sự (2015) và Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, đồng thời nêu bật vai trò của tín dụng tiêu dùng đối với tăng trưởng kinh tế cũng như góp phần đẩy lùi tín dụng phi chính thức, gợi ý một số khuyên nghị từ quan điểm chiến lược cho đến mô hình tổ chức và thiết kế sản phẩm, kể cả các biện pháp hỗ trợ, với mục đích giúp các TCTD VN phát triển được phân khúc tín dụng tiêu dùng còn rất nhiều tiềm năng trong thời gian tới.