CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tổ chức tín dụng
1 Chính sách tài chính cho tăng trưởng xanh, hướng tới cam kết của Việt Nam tại COP26 giảm phát thải ròng bằng 0 / Nguyễn Việt Bình // .- 2024 .- K1 - Số 263 - Tháng 5 .- Tr. 66-70 .- 332.1
Tập trung phân tích thực trạng chính sách tài chính cho TTX, mục tiêu giảm phát thải ròng bằng không của Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
2 Thực hiện trách nhiệm xã hội của tổ chức tín dụng ở Việt Nam : thực trạng và một số khuyến nghị / Viên Thế Giang // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 118-123 .- 332.12
Bài viết làm rõ nội hàm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của tổ chức tín dụng. Từ thực tiễn ở Việt Nsm cho thấy, các tổ chức tín dụng được thành lập với mục tiêu tương trợ đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong hỗ trợ thành viên và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng khác khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
3 Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu / Vũ Thị Phương Thảo, Hoàng Thị Mai Anh // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 55-57 .- 332
Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng không chỉ giúp giảm được số lượng các tổ chức tín dụng thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể… mà còn góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống, đảm bảo thanh khoản, xử lý nợ xấu, không để xảy ra tình trạng đổ vỡ hàng loạt trong hệ thống ngân hàng. Từ năm 2011 đến nay, đã có các quyết định tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Mặc dù vậy, việc xử lý nợ xấu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trong thời gian tới.
4 Hạch toán phái sinh ngoại hối tại các tổ chức tín dụng và công tác quản lý ngoại hối của cơ quan nhà nước / Lê Anh Dũng // .- 2024 .- Số 07 - Tháng 4 .- Tr. 10 – 12 .- 332
Tổng quan về các giao dịch phái sinh; Phương thức hạch toán kế toán hiện hành đối với phái sinh tiền tệ tại các TCTD; Một số đề xuất, kiến nghị.
5 Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng : thực trạng và một số kiến nghị triển khai thực hiện / Viên Thế Giang // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 72 – 85 .- 340
Bài viết chỉ ra và làm rõ một số bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng theo Luật các Tổ chức tín dụng hiện hành thông qua việc đánh giá, so sánh với nội dung người đại diện pháp nhân (trong Bộ luật Dân sự) và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (trong Luật Doanh nghiệp) cũng như từ thực tiễn thực thi quy định này. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả quy định về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế phát sinh từ thực tiễn thực thi pháp luật về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tí dụng để bảo đảm quyền lợi khách hàng và uy tín của tổ chức tín dụng.
6 Bình luận về dự thảo luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và một số kiến nghị / Phạm Thị Giang Thu // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 109- 120 .- 340
Thực hiện Nghị quyết số 33/2023/UBTVQH15 ngày 17/3/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được trình trước Quốc hội xem xét trong kì họp tháng 5/2023 và theo kế hoạch, sẽ thông qua vào kì họp tháng 11/2023. Bài viết bình luận cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn để đánh giá Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và đề xuất mười nhóm vấn đề nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật.
7 Một số quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) / Đỗ Mạnh Phương // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 34-38 .- 340
Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) sau hơn 12 năm thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã soạn thảo Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi), dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Bài viết nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số quy định của Luật Các TCTD năm 2010 và những nội dung tương ứng trong Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi), từ đó đưa ra một số góp ý với Dự thảo này.
8 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước và kinh doanh an toàn cho tổ chức tín dụng / Nguyễn Thị Ngọc Anh // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 48 - 53 .- 332
Trong những năm gần đây, một số văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cấp tín dụng phân loại nợ, bảo mật an toàn thông tin... đã có nhiều thay đổi tác động đến hoạt động thông tin tín dụng. Bên cạnh đó, yêu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung và viết tắt là TCTD) và khách hàng vay ngày càng cao, đòi hỏi phải tiếp tục mở rộng phạm vi thu thập thông tin để phát triển cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia, tạo nền tảng để tạo lập các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn. Do đó, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thông tin tin dụng là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu quản lý, chỉ đạo điều hành của NHNN, đồng thời hỗ trợ các TCTD kinh doanh an toàn, hiệu quả cũng như đáp ứng tiến trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng.
9 Trao đổi về quy định mới của dự thảo luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) / Nguyễn Thị Quỳnh Giao // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 45 – 47 .- 332
Trong cơ cấu thị trường tài chính, tín dụng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho nền kinh tế. Do đó, Luật Các tổ chức tín dụng là cơ sở pháp lý quan trọng trong vận hành, quản lý giám sát của Nhà nước. Để tạo sự phát triển năng động, hiệu quả thị trường tài chính, Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Dự thảo Luật kế thừa các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010 để điều chỉnh một số nội dung phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
10 Quy định về mua bán nợ của các tổ chức tín dụng / Nguyễn Thị Đoan Trang // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 75 - 77 .- 658
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 18/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng. Có hiệu lực thi hành từ ngày 09/2/2023, Thông tư số 18/2022/TT-NHNN đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, ngân hàng trong quá trình triển khai thực hiện với những quy định mới. Bài viết này phân tích, làm rõ hơn những quy định sửa đổi, bổ sung mới liên quan đến việc mua bán nợ của các tổ chức tín dụng.