CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân hàng Thương mại
81 Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài tới năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ: trường hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam / Hoàng Ngọc Phương // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 86-101 .- 332.12
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng xúc tiến, uy tín thương hiệu, năng lực tài chính, công nghệ và văn hóa doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) và bộ dữ liệu khảo sát tại VietinBank cho thấy, sáu yếu tố bên trong ảnh hưởng tích cực đến khả năng cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của VietinBank theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần là: uy tín thương hiệu; năng lực tài chính; chất lượng dịch vụ, sản phẩm; công nghệ và xúc tiến.
82 Công bố thông tin ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Trần Nguyên Sa, Hạ Thị Thiều Dao // .- 2023 .- Số 318 - Tháng 12 .- Tr. 2-11 .- 332.12
Bài viết này nghiên cứu thực trạng công bố thông tin về hoạt động ngân hàng xanh của các ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chỉ số công bố thông tin đối với Báo cáo thường niên của các ngân hàng để tiến hành đánh giá thực trạng công bố hoạt động ngân hàng xanh của 20 ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC và 96/2020/TT-BTC trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022. Kết quả nghiên cứu nhận thấy, chỉ có 17/20 ngân hàng thương mại công bố thông tin ngân hàng xanh vào năm 2022, các tiêu chí công bố thông tin vẫn chưa được báo cáo đầy đủ, từ đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị khả thi cho sự phát triển việc công bố thông tin ngân hàng xanh tại Việt Nam.
83 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước và trong giai đoạn Covid-19 / Trần Mạnh Hà // .- 2023 .- K2 - Số 252 - Tháng 11 .- Tr. 47-51 .- 658
Nghiên cứu cũng cho thấy dịch bệnh Covid-19 được nhận định là không có tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM, do những nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát và hạn chế tác động của đại dịch lên hệ thống tài chính.
84 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nhân lực hải quan và bài học đối với Việt Nam / Phạm Duy Khánh // .- 2023 .- K2 - Số 254 - Tháng 12 .- Tr. 52-54 .- 658
Dựa trên mẫu nghiên cứu 27 NHTM, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững của các NHTM niêm yết tại Việt Nam thời gian tới.
85 Chất lượng công bố số liệu rủi ro thị trường tại các ngân hàng thương mại trên thế giới trước, trong / Trần Mạnh Hà // .- 2023 .- K2 - Số 254 - Tháng 12 .- Tr. 92-96 .- 658
Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy các ngân hàng cố tình bóp méo số liệu rủi ro thị trường bằng cách phóng đại ước lượng giá trị chịu rủi ro của danh mục đầu tư. Nghiên cứu cũng đưa ra quan điểm rằng khung kiểm định rủi ro thị trường chỉ dựa trên số lượng vi phạm VaR mà bỏ qua mức độ nghiêm trọng của vi phạm sẽ không phản ánh đầy đủ bức tranh rủi ro của ngân hàng.
86 Nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam / Đoàn Thị Cẩm Thư, Lê Hoàng Anh, Phạm Thị Tình Thương // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 102-105 .- 332.12
Bài viết nghiên cứu tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Trên cơ sở khảo sát 417 khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng và TP. Hà Nội, kết quả nghiên cứu cho thấy, Nỗ lực kỳ vọng (EE), Hiệu quả kỳ vọng (PE), Hình ảnh thương hiệu (BIm) và Ảnh hưởng xã hội (SI) có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi lựa chọn dịch vụ ngân hàng trực tuyến, trong khi đó Rủi ro cảm nhận (PR) và Chi phí cảm nhận (PC) có tác động tiêu cực. Đồng thời, trải nghiệm khách hàng cũng có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi và quyết định lựa chọn dịch vụ ngân hàng trực tuyến... Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc thúc đẩy dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng cá nhân.
87 Thực trạng hoạt động mua, bán nợ tại ngân hàng thương mại và một số kiến nghị hoàn thiện / Trần Linh Huân, Nguyễn Thị Kim Anh, Phạm Thị Hồng Tâm, Đỗ Thị Lan Anh // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 10-17 .- 332.12
Hoạt động mua, bán nợ của ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đang dần hình thành như một sự cần thiết khách quan của phát triển nền kinh tế. Hoạt động mua, bán nợ là một lĩnh vực rất mới ở Việt Nam hiện nay, nhưng thực chất nó là một hoạt động kinh tế rất cơ bản trong các NHTM. Tuy nhiên, trong thời gian qua, thị trường mua, bán nợ vẫn chưa thực sự phát triển và thiếu sự cạnh tranh giữa các bên mua nợ, kinh nghiệm xử lí nợ chưa cao, chưa đáp ứng được kì vọng của thị trường với lượng nợ xấu cần xử lí rất lớn, điều này phần nào khiến cho nhu cầu mua, bán nợ của các NHTM có nợ xấu bị giảm, kìm hãm sự phát triển của thị trường mua, bán nợ của NHTM. Xuất phát từ đó, bài viết tập trung làm rõ thực trạng, phân tích đánh giá một số quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động mua, bán nợ của NHTM, từ đó đưa ra một số định hướng, kiến nghị hoàn thiện cho việc phát triển hoạt động này tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
88 Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Tạ Quang Đôn // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 45-50 .- 340.3324
Trong năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ sụp đổ của những ông lớn trong lĩnh vực ngân hàng, điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo về tính chất dễ đổ vỡ của ngân hàng. Việc một ngân hàng đổ vỡ thể hiện kỉ luật thị trường đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh thiếu an toàn, lành mạnh nhưng lại tạo ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và người gửi tiền. Do vậy, cơ quan quản lí nhà nước cần phải có những công cụ để hài hòa hóa mối quan hệ này, vừa tăng trách nhiệm của chủ sở hữu, cổ đông và người có liên quan của ngân hàng, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và chủ nợ của ngân hàng đó. Để làm được điều này, cơ quan quản lí cần có những thẩm quyền cho phép xử lí ngân hàng một cách nhanh chóng, kịp thời nhằm giúp cho các ngân hàng giải quyết được khó khăn trước mắt, không để cho tình trạng khó khăn của ngân hàng trở nên trầm trọng hơn. Bài viết làm rõ một số trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã xử lí đối với các ngân hàng lớn trong thời gian gần đây nhằm đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật về xử lí ngân hàng yếu kém.
89 Tác động từ dịch vụ ngân hàng số đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại / Phan Thị Hằng Nga, Đoàn Thị Thủy // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 79-83 .- 332.12
Nghiên cứu này phân tích tác động của dịch vụ ngân hàng số đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, tác giả đã sử dụng phương ước lượng mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Squares) dựa trên dữ liệu thứ cấp của 23 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dịch vụ ngân hàng số có quan hệ cùng chiều và có tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trong mẫu quan sát. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý chính sách cho các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả kinh doanh.
90 Đầu tư công nghệ thông tin và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thanh Quang, Hồ Thủy Tiên // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 36-40 .- 332.04
Bài viết đánh giá tác động từ đầu tư công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam qua việc sử dụng mẫu quan sát gồm 25 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2009 - 2022 và sử dụng phương pháp hồi quy System GMM. Để đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhóm tác giả sử dụng chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đầu tư công nghệ thông tin tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.