CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng Thương mại

  • Duyệt theo:
61 Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Tây Nam Bộ / Nguyễn Thị Ngọc Thu // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 116 - 119 .- 332

Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại khu vực Tây Nam Bộ thông qua 121 mẫu khảo sát. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm tra độ tin cậy thang đo, phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố (EFA) và hồi quy tuyến tính bội trên phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng các ngân hàng thương mại: Môi trường giám sát; Đánh giá rủi ro tín dụng; Hoạt động kiểm toán; Chất lượng thông tin truyền thông; Hoạt động giám sát tín dụng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Tây Nam Bộ.

62 Chuẩn mực an toàn vốn theo Basel III : tình hình triển khai trên thế giới và một số vấn đề cho ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Phan Lê Thị Diệu Thảo, Lê Hữu Nghĩa // .- 2024 .- Sô 02 (629) .- Tr. 32 - 41 .- 332

Bằng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích, bài viết nghiên cứu tình hình triển khai chuẩn mực về an toàn vốn theo Basel III của các nước trên thế giới, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Qua nghiên cứu thực tiễn thực hiện các chuẩn mực an toàn vốn theo Basel III của các ngân hàng thương mại (NHTM) trên thế giới, bài viết gợi ý một số khuyến nghị nhằm khắc phục một số vấn đề tồn tại trong quá trình triển khai chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II, Basel III tại Việt Nam.

63 Thực trạng triển khai bộ tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đào Mỹ Hằng, Phan Thị Hoàng Yến, Vũ Hoàng Trung // .- 2024 .- Sô 02 (629) .- Tr. 64 - 73 .- 332

Bài viết phân tích thực trạng triển khai ESG tại 3 ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ESG tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.

64 Khó khăn, vướng mắc khi triển khai thông tư 02/2023/TT-NHNN tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam / Phan Thị Hoàng Yến, Đào Mỹ Hằng, Trần Hải Yến // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 36-42 .- 332.04

Trong bối cảnh ngân hàng ngày càng đối mặt với sự phức tạp của thị trường và yêu cầu ngày càng cao về quản lý rủi ro, Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được đưa ra như một bước quan trọng nhằm tạo ra sự linh hoạt và bền vững trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng Thông tư này không đơn giản và đối mặt với nhiều thách thức đáng kể. Trong phạm vi bài viết, nhóm nghiên cứu tập trung vào phân tích thực trạng, khó khăn, thách thức mà các ngân hàng trên địa bàn TP Hà Nội đang gặp phải khi triển khai Thông tư 02/2023/TT-NHNN, trong đó tập trung vào cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về những rào cản mà các ngân hàng phải đối mặt trong việc tuân thủ các quy định được nêu trong Thông tư.

65 Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Đức Trung, Trần Trọng Huy // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 16-25 .- 332.12

Bài viết đánh giá mức độ tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, dữ liệu quan sát là 30 NHTM thông qua sử dụng thuật toán Multiple linear regression thuộc nhóm Supervised learning của thuật toán học máy (Machine Learning) trên nền tảng Python cho dữ liệu quan sát với kết quả R² ≈ 90% là rất tốt và MSE (Mean squared error) rất nhỏ chứng tỏ sự phù hợp khá tốt của mô hình, cùng việc trực quan hóa dữ liệu qua thư viện Seaborn sẽ cho cái nhìn trực quan về kết quả nghiên cứu. Kết quả mô hình và hệ số hồi quy cho thấy các biến: LTD, ETA, LTA, ROE, NPL có tác động cùng chiều và LIQ, GDP có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu, trong khi các biến LTL, SIZE, INF có tác động không đáng kể đối với mô hình. Qua đó, nhóm tác giả đề xuất khuyến nghị đối với các NHTM Việt Nam để quản lí tốt rủi ro thanh khoản như việc phân bổ nguồn vốn một cách hợp lí trong việc nắm giữ các tài sản thanh khoản để vừa đạt được mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, vừa duy trì tốt khả năng thanh khoản nhằm đối phó với những tác động xấu của thị trường, nâng cao chất lượng nguồn vốn tự có, kiểm soát tốt các khoản cho vay, tăng cường xử lí nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng, tuân thủ các quy định và đảm bảo an toàn vốn, thanh khoản.

66 Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững tại ngân hàng thương mại Việt Nam / Phạm Ngô An Phú, Phạm Bảo Phương // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 31-36 .- 332.12

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang dần chú trọng hơn đến sự phát triển bền vững như một hướng đi quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là giá trị cốt lõi, giữ vị thế then chốt trong việc xác định tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để thúc đẩy quá trình phát triển bền vững một cách toàn diện, hiệu quả và nhanh chóng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số trong kinh tế, xã hội, quản trị, môi trường là điều tất yếu. ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) không chỉ là xu hướng mà còn chính là kim chỉ nam trong công cuộc số hóa, qua đó kết hợp và hoàn thiện các mục tiêu mà Nhà nước đề ra. Việc thực hiện các nguyên tắc của ESG không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ cộng đồng và thị trường, mà còn tạo ra cơ hội mới và giúp tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào việc hình thành một môi trường kinh doanh tích cực và bền vững tại Việt Nam. Bài viết trình bày khái niệm cơ bản về ESG, vai trò của ESG trong phát triển bền vững. Phần tiếp theo bài viết sẽ đưa ra thực trạng áp dụng ESG trong phát triển bền vững tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Cuối cùng bài viết sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của ESG trong ngành Ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.

67 Ứng phó với các thách thức nhân khẩu học: Chiến lược thích ứng của ngành Ngân hàng và gợi ý đối với Việt Nam / Nguyễn Minh Sáng // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 52-56 .- 332.12

Những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, đặc biệt là xu hướng già hóa dân số, đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bài viết phân tích các xu hướng nhân khẩu học chính như dân số già hóa, tỷ lệ sinh giảm, tuổi thọ tăng và sự khác biệt giữa các thế hệ. Những thay đổi này đe dọa mô hình kinh doanh truyền thống của ngân hàng thông qua việc làm giảm nhu cầu tín dụng và thay đổi hành vi của khách hàng. Để ứng phó, ngân hàng cần thiết kế lại các sản phẩm tài chính, ứng dụng công nghệ số, đa dạng hóa kênh phân phối, phân tích dữ liệu và quản trị rủi ro. Các ngân hàng hàng đầu thế giới đã áp dụng những giải pháp này. Bài báo cũng đưa ra gợi ý cho các ngân hàng Việt Nam cần chủ động ứng phó với xu hướng già hóa dân số thông qua việc điều chỉnh chiến lược và thiết kế lại các sản phẩm dịch vụ.

68 Tác động của nhận thức hỗ trợ của tổ chức tới hành vi công dân của tổ chức tại các ngân hàng Việt Nam: Vai trò trung gian của gam kết tình cảm / Phạm Thu Trang // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- .- 332.12

Nghiên cứu này dự định đánh giá tác động của nhận thức hỗ trợ của tổ chức tới hành vi công dân của tổ chức tại các doanh nghiệp Việt Nam qua cam kết tình cảm. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi với nhóm mẫu gồm 574 người lao động cho thấy nhận thức hỗ trợ của tổ chức tác động tích cực đến cam kết tình cảm, sau đó cam kết tình cảm tác động tích cực đến hành vi công dân của tổ chức trên hai khía cạnh hành vi công dân hướng về cá nhân và hành vi công dân hướng về tổ chức. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cam kết tình cảm đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa nhận thức hỗ trợ của tổ chức và hành vi công dân của tổ chức trên cả hai khía cạnh. Thảo luận về kết quả nghiên cứu và hạn chế của nghiên cứu sẽ được trình bày ở cuối bài.

69 Lợi nhuận trong các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - thực trạng và nhân tố tác động / Trần Thị Lan Hương, Nguyễn Lan Nhi // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 50-55 .- 332.12

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua đã chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ thông qua việc mở rộng danh mục các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Quá trình mở rộng này càng tăng tốc hơn dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và yêu cầu cao hơn của khách hàng, và đặc biệt là từ sự thay đổi công nghệ. Tuy nhiên, những yếu tố này cũng hàm chứa nhiều thách thức mà các ngân hàng phải đối mặt trong quá trình tăng trưởng lợi nhuận. Bài viết này đưa ra những phân tích đánh giá về tình hình lợi nhuận trong các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2011-2022 và tác động của các nhân tố tới tăng trưởng lợi nhuận trong một số các ngân hàng trong giai đoạn 2012-2020. Kết quả từ mô hình định lượng cho thấy rằng, ngoài các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế và lạm phát, các yếu tố nội tại khác của ngân hàng như cơ cấu vốn chủ sở hữu, quy mô hay chi phí hoạt động đều có ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng thương mại.

70 Tác động của tính bất định đến việc nắm giữ chứng khoán của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Hoàng Chung // .- 2024 .- Số 320 - Tháng 02 .- Tr. 43-52 .- 332.1

Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về hoạt động của các trung gian tài chính khi đối mặt với sự khó khăn bằng cách kiểm tra tác động của tính bất định đối với việc nắm giữ chứng khoán của ngân hàng. Sử dụng dữ liệu cấp ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2019 để tính tính bất định vi mô dựa trên sự phân tán của các cú sốc ngân hàng, nghiên cứu cho thấy tính bất định của ngân hàng có xu hướng làm gia tăng việc nắm giữ chứng khoán tại các ngân hàng. Phân tách chứng khoán tổng hợp, nghiên cứu cho thấy các khoản đầu tư an toàn hơn (bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu các định chế tài chính) chi phối tác động tổng thể của tính bất định của ngân hàng đối với việc nắm giữ chứng khoán, việc này bù đắp cho sự sụt giảm danh mục đầu tư rủi ro hơn (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu) trong thời kỳ bất định cao hơn.