CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân hàng Thương mại
51 Phát triển Fintech, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại / Lê Thị Thanh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 35-37 .- 332.04
Ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) góp phần tạo ra những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang lại nhiều lợi ích, tiện ích cho khách hàng, ngân hàng và cảnền kinh tế một cách nhanh chóng, chính xác, bảo mật. Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa việc sử dụng công nghệ số và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Bài viết này nghiên cứu xu hướng phát triển Fintech và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
52 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền cá nhân dưới góc độ kinh tế và sự điều chỉnh của luật ngân hàng / Trương Thị Tuyết Minh, Nguyễn Thị Ngọc // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 57-60 .- 332.04
Nghiên cứu này tổng hợp các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân bao gồm: “Thương hiệu ngân hàng”, “Chính sách lãi suất”, “Sự tiện lợi”, “Chất lượng dịch vụ”, “Chính sách khuyến mãi” và “Đội ngũ nhân viên”. Đây là cơ sở để các ngân hàng xây dựng chiến lược phân bổ nguồn lực hiệu quả trong việc mở rộng mạng lưới khách hàng và giữ chân khách hàng hiện hữu. Bên cạnh đó, đối chiếu, phân tích các quy định liên quan trong pháp luật ngân hàng, nhận diện những hạn chế, khoảng trống của pháp luật, nghiên cứu này đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về nhận tiền gửi.
53 Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại ngân hàng BIDV / Tôn Thất Viên // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 89-92 .- 332.04
Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu tài nguyên thô, làm cho cường độ phát thải carbon của nước ta ảnh hưởng đến môi trường một cách trầm trọng. Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế là vấn đề cấp thiết. Bài viết đánh giá kết quả thực hiện và chỉ ra một số tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng xanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trên cơ sở sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát khách hàng doanh nghiệp với 127 phiếu hợp lệ.
54 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn Mai Duy, Trần Thị Mỹ Trinh // .- 2024 .- K1 - Số 263 - Tháng 5 .- Tr. 31-34 .- 658
Nghiên xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng lợi nhuận của 20 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2012-2022. Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các NH mà còn hỗ trợ cho các thành phần liên quan như Ngân hàng Trung ương, nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư.
55 Thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại kế từ sau khi Việt nam gia nhập WTO / Lê Thị Mai Hương // .- 2024 .- K1 - Số 263 - Tháng 5 .- Tr. 50-54 .- 332.12
Bài viết phân tích một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các NHTM ở nước ta để làm cơ sở đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp cho các NHTM ở Việt Nam duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn.
56 Phòng ngừa rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thu Thủy // .- 2024 .- Số 323 - Tháng 05 .- Tr. 79-89 .- 332.12
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2013-2023. Dựa vào các dữ liệu thứ cấp thu thập được liên quan đến chủ đề nghiên cứu, với phương pháp nghiên cứu tại bàn, tác giả đã tổng hợp và chỉ ra hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn gây ra những đổ vỡ trong hoạt động của ngân hàng, đó là: (i) Rủi ro trong hoạt động tín dụng; (ii) Rủi ro quản lý thanh khoản; (iii) Rủi ro lãi suất vẫn hiện hữu trong hoạt động kinh doanh; (iv) Các tỷ lệ an toàn hoạt động thực chất không đảm bảo; (v) Kết quả kinh doanh thấp, nhiều ngân hàng bị thua lỗ; (vi) Tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng,... Từ kết quả phân tích này tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian tới.
57 Phát huy vai trò của chuyển đổi số trong việc thực thi ESG của ngân hàng thương mại Việt Nam / Hà Thị Tuyết Trinh, Trần Thị Khánh Ly // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 87-92 .- 332.12
Bài viết đánh giá tầm quan trọng của chuyển đổi số trong quá trình thực thi ESG, đưa ra một số tồn tại khi thực thi ESG tại các ngân hàng, từ đó đưa ra giải pháp để phát huy vai trò của chuyển đổi số trong việc thực thi ESG.
58 Thực hiện trách nhiệm xã hội của tổ chức tín dụng ở Việt Nam : thực trạng và một số khuyến nghị / Viên Thế Giang // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 118-123 .- 332.12
Bài viết làm rõ nội hàm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của tổ chức tín dụng. Từ thực tiễn ở Việt Nsm cho thấy, các tổ chức tín dụng được thành lập với mục tiêu tương trợ đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong hỗ trợ thành viên và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng khác khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
59 Bàn về quy định chuyển nhóm nợ và tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế đối với ngân hàng thương mại / Lê Phan Thị Diệu Thảo, Lê Hữu Nghĩa, Lê Thanh Trà, Vũ Văn Đạt // .- 2024 .- Số 10 - Tháng 5 .- Tr. 12-17 .- 332.12
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích luật viết và phương pháp so sánh trong luật học để làm rõ một số bất cập của quy định về chuyển nhóm nợ, tài sản có rủi ro trong tính toán tỷ lệ an toàn vốn và vốn kinh tế trong đánh giá mức đủ vốn tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Trên nền tảng các học thuyết có liên quan, nghiên cứu này biện giải và đề xuất hướng xem xét sửa đổi, bổ sung quy định nhằm hoàn thiện tính minh bạch, hợp lý trong áp dụng pháp luật tại các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam.
60 Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông / Đỗ Văn Tính // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- .- 332.12
Ngân hàng số được hiểu là sự kết hợp các công nghệ đang phát triển và công nghệ mới dựa trên cơ tích hợp hệ thống công nghệ và các sản phẩm với nhau để mang lại trải nghiệm khách hàng một cách quả. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã liên minh chiến lược với các đối tác trong và ngoài nước Hiệp hội viễn thông tài chính liên minh toàn cầu (SWIFT), Quỹ phát triển nông thôn (RDF), Hệ chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới (Western Union), liên minh thẻ Vietcombank.