CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng Thương mại

  • Duyệt theo:
531 Đa dạng hóa các công cụ quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ các ngân hàng thương mại / Lê Mạnh Thắng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 4(189) .- Tr. 44-47 .- 332.12

Trình bày một số công cụ chủ yếu để nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Áp dụng bô tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001; Thiết lập và thực hiện cam kết chất lượng dịch vụ (SLA); Áp dụng phương pháp Lean - six (6) sigma để cải tiến chất lượng dịch vụ; ứng dụng 5S để nâng cao năng suất, cải thiện hình ảnh và tăng chất lượng dịch vụ.

532 Mối quan hệ giữa năng lực và hiệu quả quản lý của nhân sự quản lý kinh doanh trong các ngân hàng thương mại Việt Nam / Dương Thị Hoài Nhung, Lê Thái Phong // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 362 tháng 4 .- Tr. 48-58 .- 658

Nghiên cứu kiểm tra sự tác động của các yếu tố cấu phần năng lực quản lý đến hiệu quả quản lý của nhân sự quản lý kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Bài báo đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) với nghiên cứu định lượng (phân tích nhân tố khám phá) để xác định các năng lực quản lý cần thiết đối với nhân sự quản lý kinh doanh. Phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để đánh giá mức độ tác động của các năng lực quản lý tới hiệu quả quản lý và kết quả cho thấy năng lực thích nghi với hoàn cảnh và giải quyết vấn đề có tác động thuận chiều với hiệu quả quản lý. Với kết quả nghiên cứu trên, bài viết đã đưa ra căn cứ quan trọng cho hoạt động quản trị nhân lực dựa trên năng lực đối với nhân sự quản lý kinh doanh.

533 Ngân hàng hợp kênh - xu hướng phát triển của ngân hàng thương mại trong kỷ nguyên số và một số khuyến nghị / Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Võ Thị Ngọc Linh // Ngân hàng .- 2019 .- Số 8 tháng 4 .- Tr. 23-27 .- 332.12

Cung cấp những kiến thức về ngân hàng hợp kênh dưới góc nhìn khoa học kỹ thuật cũng như những hiểu biết về khách hàngtrong bối cảnh mới. Từ đó đưa ra những khuyến nghị về việc phát triển của ngân hàng thương mại để đón đầu và chuẩn bị cho xu hướng ngân hàng hợp kênh.

534 Sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Minh Sáng, Nguyễn Thị Hồng Vinh, Lê Hoàng Long // Ngân hàng .- 2019 .- Số 7 tháng 4 .- Tr. 12-20 .- 332.12

Giới thiệu , cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu thực nghiệm về sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, phân tích sức sức mạnh thị trường và sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, kết luận.

535 Hệ thống phân ngành trong danh mục cho vay của các NHTM Việt Nam và những bất cập trong ứng dụng chỉ số G-HHI đo lường đa dạng hóa / Huỳnh Japan // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 5(518) .- Tr. 16-21 .- 332.12

Trình bày những yếu tố liên quan đến việc đánh giá tính đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng thương mại; Thực trạng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số kiến nghị.

536 Nợ xấu và hiệu quả tài chính / Huỳnh Thị Hương Thảo // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 5(518) .- Tr. 28-31 .- 332.12

Nợ xấu và hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại; Phân tich thực trạng nợ xấu và hiệu quả tài chính của các NHTM Việt nam; từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm hạn chế nợ xấu tại các NHTM.

537 Đánh giá thực trạng ngăn ngừa nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam / Phạm Thái Hà // .- 2019 .- Số 2(187) .- Tr. 40-46 .- 332.12

Thực trạng kiểm soát và xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua và đánh giá thực trạng ngăn ngừa nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua.

538 Tác động của thanh khoản thị trường tài chính đến thanh khoản ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Phạm Thị Hoàng Anh, Lại Thị Thanh Loan // .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 25-37 .- 332.12

Nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của thanh khoản thị trường tài chính đến mức dự trữ thanh khoản của ngân hàng thương mại tại nền kinh tế có hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng. Dựa trên dữ liệu bảng của 20 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007–2017, nghiên cứu tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy khi thanh khoản thị trường tài chính gia tăng sẽ giúp các ngân hàng thương mại giảm tỷ lệ dự trữ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản. Nghiên cứu cũng cho thấy một thực tế khá thú vị là nhóm ngân hàng thương mại nhà nước có xu hướng dự trữ nhiều tài sản thanh khoản hơn so với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần trong cùng điều kiện thị trường, mặc dù điều này có thể làm tăng chi phí cho ngân hàng. Bên cạnh đó, kết quả từ mô hình hồi quy ngẫu nhiên dựa trên dữ liệu bảng cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại tăng lên sẽ giúp thanh khoản tài sản tăng lên. Ngoài ra, lạm phát là biến số vĩ mô duy nhất được chứng minh tác động thuận chiều có ý nghĩa thống kê đến thanh khoản của ngân hàng.

539 Nhân tố tác động tới thanh khoản nguồn vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam / Đỗ Hoài Linh, Lại Thị Thanh Loan // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 260 .- Tr. 70-80 .- 332.12

Nghiên cứu tập trung đánh giá các nhân tố tác động đến nguồn vốn ổn định ròng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017. Dựa trên dữ liệu bảng của 20 ngân hàng thương mại, nghiên cứu tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy khi thanh khoản thị trường cổ phiếu tăng lên sẽ ảnh hưởng làm giảm nguồn vốn ổn định ròng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả từ mô hình hồi quy của dữ liệu bảng cho thấy tăng trưởng cung tiền, tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều lên thanh khoản nguồn vốn của ngân hàng thương mại, ngược lại, tiết kiệm quốc gia tác động thuận chiều lên thanh khoản nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Hơn nữa, khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại tăng lên sẽ giúp thanh khoản nguồn vốn của các ngân hàng thương mại tăng lên, tổng tài sản gia tăng sẽ khiến thanh khoản nguồn vốn của ngân hàng thương mại giảm đi. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý.

540 Trao đổi về các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại / Nguyễn Văn Tiến // Ngân hàng .- 2018 .- Số 17 .- Tr. 10-15 .- 332.12

Trình bày phạm vi tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại; Các hình thức tài trợ trên cơ sở hợp đồng XNK; Các hình thức tài trợ bằng phương thức nhờ thu; Các hình thức tài trợ bằng phương thức tín dụng chứng từ.