CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân hàng Thương mại
191 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại các ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam / Mai Thị Quỳnh Như, Ngô Thị Kiều Trang // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 71-73 .- 005.1
Trí tuệ nhân tạo là ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Là một trong những yếu tố cốt lõi trong Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hiện nay, Trí tuệ nhân tạo được “phủ sóng” trên nhiều lĩnh vực như vận tải, sản xuất, y tế, giáo dục, truyền thông, các ngành dịch vụ và đặc biệt trong đó có ngành Tài chính - Ngân hàng. Bài viết viết này khảo sát các yêu cầu trước đây về thực trạng ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại các ngân hàng trên thế giới, nêu ra những thách thức và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dịch vụ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
192 Thực tiễn áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các ngân hàng thương mại việt nam / Nguyễn Thị Lan Anh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 74-77 .- 332.12
Ngày 20/3/2014, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 1601/2014/NHNN-TTGSNH về chương trình thí điểm Basel II đối với 10 ngân hàng thương mại của Việt Nam. Để áp dụng Basel II, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một lộ trình đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Tiếp đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước và Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để triển khai 3 trụ cột theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II. Bài viết này nghiên cứu quá trình triển khai áp dụng tiêu chuẩn Basel II của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2014 đến nay, từ đó, đề xuất một số giải pháp, nhằm áp dụng tiêu chuẩn Basel II thành công và hướng tới áp dụng Basel III.
193 Rủi ro tín dụng và chuyển giao rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Nhung, Trần Chí Chinh // .- 2023 .- Số 15 - Tháng 8 .- Tr. 12-19 .- 332.04
Chuyển giao rủi ro tín dụng (RRTD) là một phương pháp ứng xử của các thương mại (NHTM) khi các ngân hàng này phải đối mặt với RRTD. Bài viết phân tích, làm rõ bức hình thức tranh thực trạng về chuyển giao RRTD tại các NHTM Việt Nam. Với các số liệu và thông tin thu thể: “thập được, bằng việc sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh, kết quả nghiên thất xuất cứu cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2021, hình thức chuyển giao RRTD của các 2001); “NHTM Việt Nam hầu như mới chỉ dừng lại ở việc bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản củavay vi các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); trong khi đó, một số phương pháp chuyến giao RRTLđầy đủ được sử dụng khá phổ biến trên thế giới vẫn chưa được quan tâm nhiều. Việc bán nợ xấu chckhoản đã VAMC của hầu hết các NHTM Việt Nam đã cho thấy, nhu cầu chuyển giao RRTD của các ngânnợ. Nó hàng là khá lớn. Vì vậy, để giúp các NHTM Việt Nam có thể vận dụng tốt hơn những phương không pháp chuyển giao RRTD, bài viết đã gợi ý một số giải pháp giúp các NHTM Việt Nam khắc phụ hoặc những hạn chế này.
194 Tác động của rủi ro địa chính trị đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Vương Thị Hương Giang, Nguyễn Trần Nguyên Nhựt // .- 2023 .- K1 - Số 245 - Tháng 08 .- Tr. 34-39 .- 658
Kết quả nghiên cứu cho thấy, rủi ro dư địa chính trị tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, rủi ro dư địa chính trị tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thuộc nhóm Big4. Trên cơ sở kết quả thực nghiệm, bài viết đề xuất một số hàm ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam, đặc biệt là các NHTM thuộc nhóm Big4.
195 Giải pháp nâng cao chất lượng công bố thông tin TNXH trên báo cáo thường niên tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam / Bùi Mạnh Cường, Nguyễn Thị Hồng Nhung // .- 2023 .- Số 238 - Tháng 7 .- Tr. 137-149 .- 657
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ công bố thông tin CSR trên BCTN tại các ngân hàng TMCP đã gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, mức độ công bố chưa đồng đều ở các khía cạnh CSR và giữa các ngân hàng TMCP. Từ kết quả thu thập và đánh giá, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với các ngân hàng TMCP, các cơ quan quản lý Nhà nước và các bên liên quan, nhằm nâng cao chất lượng công bố thông tin CSR trên BCTN tại các NHTM.
196 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự chấp nhận Chatbot AI của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại / ThS. Nguyễn Minh Trí, ThS. Đinh Vũ Hoàng Tuấn // .- 2023 .- Số 14 - Tháng 7 .- Tr. 17-21 .- 332.12
Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất riêng phần (PLS) với cách tiếp cận 170 người dùng là các khách hàng tại bốn NHTMCP khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, các giả thuyết đề xuất đều được ủng hộ, đồng thời, giá trị cảm nhận đóng vai trò trung gian toàn phần giữa chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ, nhận thức của người dùng Chatbot AI và sự chấp nhận sử dụng Chatbot AI của họ.
197 Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư ngân hàng số và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở Việt Nam / Ngô Thị Minh // .- 2023 .- Số 541 - Tháng 06 .- Tr. 64-68 .- 658
Bài viết tạp trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư cong nghệ số trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thưong mại (NHTM) và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thưong mại trong bối cảnh cuộc cách mạng cong nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ.
198 Tác động của hệ số an toàn vốn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Lê Hải Trung // .- 2023 .- Số 313 - Tháng 07 .- Tr. 40-49 .- 658
Bài viết đánh giá tác động của hệ số an toàn vốn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên góc độ tăng trưởng và rủi ro tín dụng. Sử dụng dữ liệu dạng bảng của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2021, tác giả chỉ ra rằng hệ số an toàn vốn có tác động hỗ trợ đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại khi sự cải thiện của hệ số an toàn vốn năm nay giúp các ngân hàng thương mại gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng ở năm tiếp theo. Đặc biệt, mô hình định lượng mở rộng cho thấy tác động hỗ trợ này của hệ số an toàn vốn tới hoạt động tín dụng là lớn hơn ở các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ hoặc các ngân hàng thương mại không có yếu tố sở hữu nhà nước. Dựa trên các kết quả định lượng, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại.
199 Tác động của hệ số an toàn vốn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Lê Hải Trung // .- 2023 .- Số 313 - Tháng 07 .- Tr. 40-49 .- 332.12
Bài viết đánh giá tác động của hệ số an toàn vốn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên góc độ tăng trưởng và rủi ro tín dụng. Sử dụng dữ liệu dạng bảng của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2021, tác giả chỉ ra rằng hệ số an toàn vốn có tác động hỗ trợ đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại khi sự cải thiện của hệ số an toàn vốn năm nay giúp các ngân hàng thương mại gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng ở năm tiếp theo. Đặc biệt, mô hình định lượng mở rộng cho thấy tác động hỗ trợ này của hệ số an toàn vốn tới hoạt động tín dụng là lớn hơn ở các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ hoặc các ngân hàng thương mại không có yếu tố sở hữu nhà nước. Dựa trên các kết quả định lượng, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại.
200 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Nguyễn Chí Đức, Lê Hồ Trí Nhân // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 81 - 83 .- 332.12
Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của 18 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 thông qua việc sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để tiến hành ước lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số các yếu tố tác động cùng chiều đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn này như tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động, hay tác động ngược chiều đến kết quả kinh doanh như rủi ro tín dụng. Từ đó bài viết đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao kết quả kinh doanh và phát triển ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thời gian tới.