CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng Thương mại

  • Duyệt theo:
171 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ các ngân hàng thương mại khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long / Nguyễn Thị Phúc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 184-187 .- 657.458

Nghiên cứu được tiến hành với số liệu sơ cấp được thực hiện qua hình thức phỏng vấn theo bảng câu hỏi với 260 nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ. Kết quả kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố có ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại khu vực đồng bằng sông Cửu Long là: Nguồn lực của kiểm toán nội bộ, tính độc lập của kiểm toán nội bộ, các hoạt động của kiểm toán nội bộ, sự hỗ trợ của nhà quản lý đến kiểm toán nội bộ, sử dụng kiểm toán nội bộ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

172 Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện / Đỗ Thị Lan Anh, Trần Linh Huân, Lê Thị Châu Giang, Phạm Thị Hồng Tâm // Ngân hàng .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 15-19 .- 332.12

Quản trị rủi ro, NHTM, thực trạng, giải phápBài viết này tập trung làm rõ vai trò của quản trị rủi ro, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật quản trị rủi ro tại các ngân hàng và từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động quản trị rủi ro tại các NHTM.

173 Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngoại hối ở các ngân hàng thương mại Việt Nam / Phạm Thị Phượng, Nguyễn Thị Anh Thư // Kế toán & Kiểm toán .- 2023 .- Số 236 .- Tr. 136 - 139 .- 332.12

Kinh doanh ngoại tệ ngày càng có vị thế quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, việc đo lường, tính toán để đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của các ngân hàng là rất quan trọng. Việc đánh giá rủi ro đối với từng ngoại tệ riêng lẽ tức là xem xét trạng thái mở đối với từng ngoại tệ thì rủi ro ngoại tệ bị cường điệu hóa hơn nhiều. Bởi vì sự thay đổi tỷ giá giữa các ngoại tệ có mối quan hệ nghịch. Do đó, lợi nhuận từ việc duy trì trạng thái mở đối với đồng tiền này có thể bù đắp sự thua lỗ do duy trì trạng thái mở đối với đồng tiền kia. Vì vậy, việc đo lường, tính toán để đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của các ngân hàng là rất quan trọng.

174 Tác động của chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đến sự hài lòng của khách hàng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Đoàn Thị Thanh Hòa, Nguyễn Thị Diễm // Ngân hàng .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 25-31 .- 658

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một khía cạnh quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời đại kỉ nguyên số. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 544 khách hàng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm làm sáng tỏ tác động của chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đến sự hài lòng của khách hàng. Kết quả phân tích từ mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần (PLS-SEM) cho thấy, chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy, chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử được đo lường bởi bốn khía cạnh gồm: Tính hiệu quả, độ tin cậy, tính bảo mật và khả năng phản hồi. Từ đó, hàm ý quản trị được thảo luận để nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng trong thời gian tới.

175 Từ vụ việc của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn đến hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam / Lê Đình Quang Phúc, Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 13 – 21 .- 340

Vụ việc của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Sai Gon Joint Stock Commercial Bank, SCB) cho thấy một số tồn tại, hạn chế của pháp luật bảo hiểm tiền gửi. Nói cách khác, pháp luật bảo hiểm tiền gửi chưa thật sự tạo dựng được sự tin tưởng cho người gửi tiền và giữ ổn định hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, cần có sự nghiên cứu về các hạn chế của pháp luật bảo hiểm tiền gửi qua vụ việc của ngân hàng SCB để từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm tiền gửi và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

176 Ảnh hưởng của mô hình kinh doanh tới tính bền vững của ngân hàng thương mại / Trần Thị Lan Phương // .- 2023 .- Số 632 .- Tr. 65 - 67 .- 650.01

Bài viết áp dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc đa dạng hóa mô hình kinh doanh đến tính bền vững của ngân hàng dựa trên dữ liệu phân tích về 18 ngẩn hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2019. Nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của thu nhập ngoài lãi đối với tính bền vững của ngân hàng. Các giao dịch ngoại hối, vàng lại không có ý nghĩa gì đối với rủi ro ngân hàng. Kết quả này chỉ ra rằng việc đa dạng hóa mô hình kinh doanh không hiệu quả cho việc gia tăng tính bền vững của ngân hàng. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số hàm ý nhằm nâng cao tính bền vững của ngân hàng.

177 Giải pháp tăng cường vốn trí tuệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Phan Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 19-21 .- 332.12

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, nhân tố dẫn đến thành công không chỉ dựa trên nguồn lực tài chính, lao động có kỹ năng mà chủ yếu dựa vào khả năng áp dụng tri thức trong tổ chức. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng - một lĩnh vực được xem là thâm dụng tri thức, với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, hoạt động tái cơ cấu ngân hàng đang được đẩy mạnh đã khiến các ngân hàng phải có những chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp; phải khai thác và sử dụng tri thức để gia tăng khả năng cạnh tranh của mình. Trên cơ sở đó, bài viết tiến hành làm rõ: (i) Vốn trí tuệ của doanh nghiệp; (ii) Thực trạng vốn trí tuệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam; (iii) Khuyến nghị nhằm tăng cường vốn trí tuệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

178 Quản lý tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: thực trạng và giải pháp / Nguyễn Việt Hà // .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 28-30 .- 332.12

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã có định hướng xây dựng chiến lược, kế hoạch và chỉ đạo phát triển hoạt động bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng. Vì vậy, bài viết phân tích thực trạng quản lý nguồn vốn tín dụng cá nhân tại Agribank trong giai đoạn 2017-2021, từ đó đề xuất một số khuyến nghị giúp Ban lãnh đạo Agribank chỉ đạo thực hiện công tác quản lý tín dụng cá nhân của ngân hàng mình đúng định hướng đã được phê duyệt.

179 Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Vương Phương Hoa // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 78 – 80 .- 332

Hệ thống các ngân hàng thương mại ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng đã làm gia tăng tính cạnh tranh nhằm nắm giữ thị phần và phát triển bền vững. Đứng trước thực trạng đó, các ngân hàng đã áp dụng nhiều phương pháp để tồn tại và phát triển. Trong đó, các ngân hàng đã sử dụng công cụ phân tích tài chính để đánh giá, nhận xét quá trình kinh doanh của toàn bộ ngân hàng và từng bộ phận; đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động của ngân hàng và phục vụ tốt hơn cho các đối tượng khách hàng.

180 Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Đình Hoàn, Nguyễn Hồng Quang // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 237 .- Tr. 74-78 .- 332.04

Tín dụng xanh là một trong những hành động được ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu. Tại Việt Nam, xu hướng gia tăng tín dụng xanh đã xuất hiện và phát triển thông qua các dự án như tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tuy nhiên, việc áp dụng các chính sách tín dụng xanh vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tín dụng xanh tại Việt Nam, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy phát triển tín dụng xanh trong hệ thống ngân hàng thương mại.