CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng Thương mại

  • Duyệt theo:
121 Đa dạng hóa và khả năng sinh lời của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam / Trần Thị Lan Anh, Đô Thị Ngọc Lan // .- 2023 .- Số 544 - Tháng 9 .- Tr. 77 - 86 .- 332.04

Bài viết đánh giá tác động của đa dạng hóa hoạt động kinh doanh tới khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng, Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ đòn bẩy và nợ xấu bản cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam có tác động tiêu cực. Mức độ thanh khoản, quy mô tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực. Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng sinh lời gồm: tăng cường đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, quản lý nợ xấu và đòn bẩy và chiến lược quản lý tỷ lệ đòn bẩy và chiến lược quản lý tỷ lệ đòn bẩy.

122 Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Tấn Khoa // .- 2023 .- Số 643 - Tháng 9 .- Tr. 51 - 53 .- 332.04

Nghiên cứu này nhằm mục đích chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại, bao gồm các nguyên nhân xuất phát từ bản thân ngân hàng, từ phía khách hàng và các yếu tố khách quan. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp khác nhau nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại.

123 Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam / Mai Trương Khánh Linh, Đỗ Đăng Minh // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 29 - 33 .- 332

Bài viết này nghiên cứu hiệu quả của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2014-2021 bằng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA). 20 ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính: ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh. Kết quả cho thấy, với các biến đầu vào là số lượng nhân viên; tài sản cố định; số chi nhánh; các biến trung gian là chi phí lãi vay; tổng tiền gửi; các biến đầu ra là thu nhập lãi cho vay; thu nhập ngoài lãi, hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhóm I hiệu quả hơn trong cả hai giai đoạn so với các ngân hàng thuộc nhóm II. Điều này cho thấy, nhóm I sử dụng nguồn lực đầu vào để tạo ra lợi nhuận hiệu quả hơn nhóm II.

124 Trách nhiệm xã hội và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Chí Đức, Phạm Thị Thúy An // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 34 - 36 .- 332

Bài viết phân tích sự tác động của trách nhiệm xã hội đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của 23 ngân hàng thương mại và phương pháp hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng để tiến hành ước lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khoản chi nhân viên, thuế thực nộp có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời trong khi các khoản chi từ thiện, quyên góp chưa có tác động đến khả năng sinh lời nếu xét về mặt ý nghĩa thống kê khi áp dụng mô hình nghiên cứu vào ngân hàng Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, bài viết đưa ra một số khuyến nghị liên quan đối với nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách.

125 Bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại trong điều kiện bất định tại Việt Nam / Nguyễn Hoàng Chung // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 37 – 42 .- 332

Nghiên cứu kiểm định mối liên hệ giữa tính bất định và phản ứng của bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2019 để đo lường tính bất định vi mô trong ngân hàng thương mại thông qua việc phân tán các cú sốc cấp ngân hàng thương mại. Kết quả cho thấy, các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm các khoản tín dụng rủi ro, tích trữ nhiều thanh khoản hơn và giảm đòn bẩy tài chính để đối phó với tính bất định cao hơn. Mối quan hệ giữa tính bất định và phản ứng của bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại rõ rệt hơn đối với các ngân hàng thương mại chịu nhiều rủi ro tín dụng và rủi ro tổng thể, do đó hỗ trợ động cơ phòng ngừa của các ngân hàng thương mại.

126 Giải pháp đẩy nhanh quá trình số hóa của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Quốc Anh // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 71-74 .- 332.12

Bài viết nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến ngân hàng số, tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ của các ngân hàng Việt Nam. Kết quả cho thấy, ngành Ngân hàng Việt Nam đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, cung cấp các dịch vụ như xác thực giọng nói, ngân hàng số sáng tạo, chi nhánh giao dịch tự động, số hóa kênh quầy, định danh điện tử (eKYC), ngân hàng hợp kênh, ngân hàng số từ ví điện tử. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động của các ngân hàng rất khác biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay còn gặp phải một số khó khăn, thách thức... Bài viết đưa ra các giải pháp đẩy nhanh quá trình số hóa của các ngân hàng Việt Nam.

127 Rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Đức Trọng // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 43 - 45 .- 332

Nghiên cứu kiểm định mối liên hệ giữa tính bất định và phản ứng của bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2019 để đo lường tính bất định vi mô trong ngân hàng thương mại thông qua việc phân tán các cú sốc cấp ngân hàng thương mại. Kết quả cho thấy, các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm các khoản tín dụng rủi ro, tích trữ nhiều thanh khoản hơn và giảm đòn bẩy tài chính để đối phó với tính bất định cao hơn. Mối quan hệ giữa tính bất định và phản ứng của bảng cân đối kế toán của các ngân hàng thương mại rõ rệt hơn đối với các ngân hàng thương mại chịu nhiều rủi ro tín dụng và rủi ro tổng thể, do đó hỗ trợ động cơ phòng ngừa của các ngân hàng thương mại.

128 Tác động của đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đến tỷ suất sinh lợi và rủi ro của các ngân hàng thương mại / Nguyễn, Thị Minh Ngọc, Trần, Thị Thúy Hằng, Phạm, Thị Thu Vân, Nguyễn, Lê Thảo Vy // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 75-78 .- 332.12

Bài viết đánh giá tác động của đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đến tỷ suất sinh lợi và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Để xác định có xảy ra tác động của đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đến tỷ suất sinh lợi và rủi ro của các ngân hàng thương mại, bài viết thu thập dữ liệu nghiên cứu của 26 ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2022. Trong mô hình phân tích thực tiễn sử dụng các phương pháp định lượng FGLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình là phương sai thay đổi và tự tương quan bậc nhất, từ đó lựa chọn được mô hình tối ưu nhất. Kết quả cho thấy, các ngân hàng càng gia tăng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thì sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi và giảm rủi ro ngân hàng. Từ những kết quả này, nghiên cứu đưa ra đề xuất đối với những nhà làm chính sách điều hành kinh tế tại Việt Nam

129 Những yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Đào Trâm Anh, Phạm Khánh Linh, Nguyễn Ngọc Kim Ngân, Lê Hồ Quang Nhật, Đậu Thị Phương Uyên // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 79-81 .- 332.12

Bài nghiên cứu này phân tích số liệu của 22 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2020 để kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và yếu tố vi mô đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy 5 trong 6 yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô có ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần hạn chế nợ xấu và thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển bền vững.

130 Mở rộng huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng hiện nay / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 58-65 .- 332.12

Bài viết này nghiên cứu tình hình huy động tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam trong nửa đầu năm 2023. Thông qua việc phân tích kết quả huy động tiền gửi của dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế tại các ngân hàng từ tháng 1 đến hết tháng 6/2023, bài viết chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến xu hướng biến động của các loại tiền gửi này. Trên cơ sở đó, đề xuất một số nội dung các ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm thực hiện nhằm mở rộng huy động tiền gửi, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng của năm 2023 cũng như các năm tiếp theo.