CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng Thương mại

  • Duyệt theo:
111 Ứng dụng phương pháp đường bao dữ liệu (DEA) và chỉ số malmquist trong đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước ở Việt Nam / Đặng Thị Minh Nguyệt // .- 2023 .- K2 - Số 250 - Tháng 10 .- Tr. 51 – 56 .- 657

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) được đo lường và đánh giá theo nhiều cách khác nhau. Tại nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis DEA) và phương pháp ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity - TFP) qua chỉ số Malmquist để phân tích hiệu quả kinh doanh của các NHTM có vốn Nhà nước. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2022, hiệu quả kỹ thuật của 4 NHTM có nhiều biến động, đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu trong nhiều năm; xét riêng cho từng ngân hàng thì hầu hết hiệu quả tăng theo qui mô, nhưng xét chung cho cả nhóm NHTM và trong thời gian dài thì hiệu quả lại không đổi theo qui mô. Kết quả chỉ tiêu năng suất hiệu quả toàn bộ chỉ ra hiệu quả kinh doanh của các NHTM Nhà nước gia tăng nhờ tác động nhiều của sự thay đổi công nghệ.

112 Tính bất định ngân hàng dưới góc nhìn rủi ro phá sản tại Việt Nam / Nguyễn Hoàng Chung, Lê Giáng Anh // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 84-87 .- 332.04

Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp của 30 ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2010 – 2020. Mặt khác, thông qua báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dữ liệu thống kê từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nghiên cứu thực hiện thu thập số liệu sử dụng cho phân tích các biến vĩ mô nền kinh tế như: lạm phát (INF); tăng trưởng (GDP); Dữ liệu được thống kê mô tả và phân tích với tổng là 360 quan sát. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS) và D&K nhưng kết quả nghiên cứu vẫn chưa thỏa đáng để giải thích do tính nội sinh. Kết quả nghiên cứu đã sử dụng mô hình System GMM - SGMM để khắc phục các khiếm khuyết nội sinh. Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng dựa trên ngôn ngữ lập trình R và kỹ thuật Bootstrap để đánh giá tác động của tất cả các biến vi mô và vĩ mô đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020.

114 Ảnh hưởng rủi ro biến đổi khí hậu tại Việt Nam đến hoạt động của các ngân hàng thương mại / Nguyễn Phan Yến Phương // .- 2023 .- Sô 16 (625) .- Tr. 36 - 41 .- 332

Ngày nay, các yếu tố môi trường, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, đang đặt ra những thách thức và rủi ro lớn với nhiều ngành kinh tế trên khắp các khu vực, tác động đáng kể tới các nền kinh tế, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Tại Việt Nam, rủi ro biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến phức tạp và thực tiễn những năm qua cho thấy, biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn so với dự kiến, gây nên những hậu quả ngày càng trở nên rõ rệt. Đối với các ngân hàng thương mại (NHTM), việc đánh giá ảnh hưởng của rủi ro biến đổi khí hậu đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng vẫn còn mới mẻ đối với các nhà quản lý. Vấn đề quản trị rủi ro trong ngành Ngân hàng trước rủi ro biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng nhằm quản lý và giảm thiểu tổn thất trước những rủi ro tiềm ẩn.

115 Đánh giá quy mô hoạt động và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Huỳnh Thị Hương Thảo, Mai Thị Thu Nguyệt // .- 2023 .- Sô 16 (625) .- Tr. 42 - 47 .- 332

Bài viết tìm hiểu thực trạng và tác động của quy mô hoạt động đối với lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm mở rộng quy mô để tăng lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

116 Ảnh hưởng của thẩm định tín dụng đến hiệu quả cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Ngô Đức Tiến // .- 2023 .- K1 - Số 247 - Tháng 09 .- Tr. 57-61 .- 332.12

Bài viết tập trung làm rõ một số giải pháp cơ bản nhằm giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện tốt hơn công tác thẩm định tín dụng.

117 Vai trò của kiểm toán nội bộ trong việc nâng cao hoạt động quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam : nghiên cứu dưới góc nhìn của kiểm toán viên nội bộ / Trần Mạnh Dũng, Phạm Huy Hùng // .- 2023 .- Số 249 - Tháng 10 .- Tr. 47 – 51 .- 657

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá vai trò của kiểm toán nội bộ (KTNB) trong việc nâng cao hoạt động quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Bằng cách điều tra quan điểm và nhận thức của 9 kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) thuộc 7 NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội, nghiên cứu cung cấp những hiều biết có giá trị về kinh nghiệm của KTVNB trên các khía cạnh khác nhau về vai trò của KTNB đối với quản lý rủi ro. Cụ thể, nghiên cứu đi sâu vào các quy trình nhận dạng rủi ro; phương pháp đánh giá rủi ro; chiến lược giảm thiểu rủi ro; mức độ hợp tác giữa KTNB và chức năng quản lý rủi ro cũng như hiệu quả tổng thể của hoạt động quản lý rủi ro trong các NHTM để hướng tới tối ưu hóa chức năng KTNB trong các NHTM Việt Nam.

118 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cho ngân hàng thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt / Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Thế Hùng, Phạm Phú Ngọc Tường // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 120-122 .- 332.12

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một xu thế những năm qua và thông qua đó giúp các ngân hàng thương mại đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh nhằm mở rộng khách hàng, tăng thu nhập. Đây cũng là loại hình dịch vụ tiện ích nên được khách hàng chấp nhận sử dụng rộng rãi. Tuy vậy, đây là loại hình dịch vụ có mức độ rủi ro tiềm ẩn cao và việc triển khai chúng đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu nhất định, nhất là yêu cầu về tính bảo mật khi giao dịch. Bài viết này nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các ngân hàng thương mại nước ngoài (Malaysia, Singapore, ING Direct, ICBC) cũng như tại một số ngân hàng trong nước (ACB, Vietcombank, Vietinbank), qua đó rút ra một số bài học có giá trị mà Ngân hàng thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) có thể nghiên cứu và vận dụng để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

119 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại niêm yết / Nghiêm Thị Thà, Lê Hải Anh, Bạch Thị Thu Hường, Phạm Duy Khánh, Trịnh Văn Thắng // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 51-55 .- 332.12

Nghiên cứu và kiểm định tác động của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại niêm yết thông qua 10 biển: quy mô ngân hàng (SIZE), Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), tỷ suất chi phí phi lãi (CFS), Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập (SAGR), tuổi ngân hàng (AGE), tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR), tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cơ cấu thu nhập (IR-group) và COVID-19. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê và có tác động hiệu quả kinh doanh ở các mức độ và chiều hướng khác nhau: Các nhân tố: SIZE, SAGR, CAP, GDP có tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh, các nhân tố: CFS, AGE, LDR. CPI, IR-Group có tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh. Hậu COVID-19 đã có tác động không rõ ràng đến hiệu quả kinh doanh. Từ kết quả kiểm định nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các ngân hàng thương mại niêm yết trong bối cảnh hiện nay.

120 Đo lường rủi ro ngân hàng việt nam bằng mô hình giá trị rủi ro / Phan Thị Linh // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 56-58 .- 332.12

Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc nhận biết và đo lường rủi ro có vai trò quan trọng giúp cho nhà quản trị ngân hàng kịp thời đưa ra quyết định để hạn chế, phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn đo lường rủi ro ngân hàng bằng mô hình giá trị rủi ro (Value at Risk-VaR) dựa trên dữ liệu của 17 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn.