CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Cầu
31 Sử dụng phương pháp Newmark giải quyết bài toán mô hình cầu đơn giản dưới tác dụng của tải trọng di truyền / TS. Phan Huy Thiện, TS. Nguyễn Cẩn Ngôn // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 31-37 .- 620
Trình bày cầu dầm đơn giản với mô hình hai khối lượng cho tải trọng di động, sau đó thiết lập hệ phương trình vi phân, giải bài toán bằng phương pháp Newmark và được lập trình trên ngôn ngữ Matlab, cuối cùng chương trình lập ra sẽ được tính toán với các tham số thực tế.
32 Đánh giá xu hướng và giải pháp cầu bộ hành đa chức năng / TS. Nguyễn Thạc Quang, KS. Lê Văn Khánh // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 42-46 .- 693
Đề cập tới các dự án cầu bộ hành đa chức năng với việc loại cầu như: cầu đường, cầu đại lộ, cầu nhà, cầu quảng trường, cầu thành phố, cầu các điểm thu hút du lịch. Sau đó, đưa ra ví dụ về các dự án thực hiện giải pháp của cầu đa chức năng như: cầu đi bộ vòng xoay Amsterdam, cầu dây xoắn dành cho người đi bộ Festina Lente ở Sarajevo, cầu hai nhánh bộ hành kết hợp dùng đi xe đạp tại Amsterdam và một số cầu bộ hành đa chức năng tại Việt Nam.
33 Phân tích nguyên nhân của vết nứt xà mũ trụ cầu hai Quán Toan (QL10, Hải Phòng) và đánh giá hiệu quả của giải pháp sữa chữa thử nghiệm / ThS. Trần Trung Dũng // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 05 .- .- 624
Phân tích nguyên nhân gây nứt các xà mũ trụ cầu Quán Toan 1 và Quán Toan 2 trên QL 10 và đánh giá các giải pháp sữa chữa vết nứt đã được Tổng cục ĐBVN thực hiện thí điểm. Các giải pháp sữa chữa thí điểm bao gồm giải pháp bơm keo vết nứt và tăng cường bằng dán vật liệu FRP cho 04 trụ bị hư hỏng nặng nhất T1, T2, T14 và T18 của cầu Quán Toan 2 thực hiện năm 2015 và giải pháp tăng cường bằng dự ứng lực ngoài cho 05 xà mũ của hai cầu Quán Toan 1 và 2 thực hiện năm 2017…
34 Phân tích đặc điểm chịu lực và chỉ dẫn lựa chọn các kích thước cơ bản cho kết cấu cấu treo có trụ tháp thấp được sử dụng làm các cầu dân sinh địa bàn khu vực các tỉnh miền núi / Trần Thế Truyền, Bùi Thanh Tùng, Đoàn Bảo Quốc, Hồ Xuân Nam // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 5-10 .- 150.1
Trình bày đề xuất một loại công trình cầu có dạng kết cấu giảm thiểu được sự phức tạp trong xây dựng cũng như tận dụng được các loại vật liệu địa phương. Bài báo cũng đề cập, phân tích đặc điểm chịu lực và chỉ dẫn lựa chọn các kích thước cơ bản cũng như vị trí đặt cắt bộ phận kết cấu phần dưới của công trình cầu dạng này.
35 Đánh giá ứng xử của kết cấu nhịp cầu dây văng có 3 tháp thấp do co ngót từ biến / Nguyễn Đức Thị Thu Định // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 1+2 .- Tr. 36-45 .- 624
Trình bày ứng xử do co ngót, từ biến của kết cấu cầu dây văng có 3 tháp thiết kế thông thường – thiết kế với tỷ lệ chiều cao tháp với chiều dài nhịp chính đúng theo khuyến nghị như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra và trường hợp có 3 tháp thấp. Các kết quả phân tích ứng xử của kết cấu nhịp dầm của 2 trường hợp được so sánh và đánh giá.
36 Đánh giá khả năng tiếp cận và sử dụng các mỏ vật liệu phục xây dựng cầu dân sinh tại các tỉnh miền núi phía Bắc / Nguyễn Đức Thị Thu Định, Trần Minh Long, Đào Tùng // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 23-30 .- 624
Xây dựng sơ đồ vị trí các mỏ được khảo sát trên một số tuyến đường chính và xây dựng sơ đồ các cầu thuộc chương trình 135 và dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) đã được xây dựng ở khu vực các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Đồng thời phân tích và đề xuất một số vị trí cần thiết xây dựng công trình cầu để kết nối đến các điểm trường học và khu vực tập trung cư dân. Trên cơ sở sơ đồ mạng thiết lập, bài báo đánh giá khả năng cung ứng nguồn vật liệu tại các mỏ trong khu vực đến các công trình cầu dự kiến xây dựng phục vụ giáo dục, một số vị trí vượt suối ở vùng sâu vùng xa chưa có hệ thống cầu nối qua để kết nối đến các điểm trường học được đưa vào dự kiến kiến nghị xây dựng và đánh giá khả năng sử dụng vật liệu địa phương như một ví dụ minh họa.
37 Thực nghiệm xác định nhiệt độ đoạn nhiệt từ quá trình thủy hóa của xi măng cho bê tông thông thường dùng trong công trình cầu / Đỗ Anh Tú, Nguyễn Xuân Lam, Thẩm Quốc Thắng, Hoàng Thị Tuyết, Nguyễn Văn Trường // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 54+58 .- 624
Trình bày kết quả thực nghiệm nhiệt độ đoạn nhiệt của một số hỗn hợp bê tông thông thường được sử dụng trong các bộ phận móng, mố, trụ cầu ở Việt Nam.
38 Nghiên cứu tính toán thành phần hạt mịn cho bê tông có sử dụng cát mịn phối trộn đá xay trong xây dựng cầu / ThS. Nguyễn Đức Dũng, PGS. TS. Nguyễn Duy Tiến, TS. Thái Khắc Chiến // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 66-72 .- 624
Trình bày kết quả khảo sát một số mỏ cát mịn và đá xay ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đồng thời tiến hành thí nghiệm cường độ cơ bản của bê tông sử dụng cát hỗn hợp.
39 Đánh giá độ tin cậy kết cấu đường sắt dưới sự tấn công ăn mòn / Phạm Mỹ, Đặng Công Thuật // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 112-117 .- 624
Đánh giá độ tin cậy của kết cấu thép trong hệ thống cầu đường sắt trên khu vực Miền Trung, Việt Nam dựa vào kết quả khảo sát và mô phỏng số. Từ đó có thể đánh giá dự đoán được độ tin cậy, khả năng chịu lực còn lại của kết cấu để đề ra được những biện pháp sữa chữa, nâng cấp hay thay mới hợp lý, nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn và kỹ thuật trong quá trình khai thác sử dụng, đồng thời giảm chi phí khai thác vận hành hệ thống cầu đường sắt.
40 Nghiên cứu dự đoán lực căng còn lại của dầm cầu Bầu km 1096+713 QL1A – Quảng Ngãi bằng thực nghiệm / ThS. Nguyễn Hoàng Vĩnh, TS. Cao Văn Lâm // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 64-68 .- 624
Cầu Bầu km 1096+713 QL1A – Quảng Ngãi thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi được thiết kế với tải trọng HS20-44 theo quy trình AASHT092, đoàn người 3 KN/m2. Đây là một cầu không đáp ứng được nhu cầu tải trọng trên QL1A hiện nay. Trong nghiên cứu sẽ tập trung xác định lực căng còn lại trong dầm cũ sử dụng số liệu chuyển vị thực tế khi đo đạc nhằm làm cơ sở nâng cấp công trình cầu Bầu đáp ứng nhu cầu đồng bộ hóa tải trọng là hết sức cấp bách hiện nay.