CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Tiền tệ

  • Duyệt theo:
41 Chính sách tiền tệ và hành vi tích trữ thanh khoản ngân hàng tại Việt Nam / Đặng Văn Dân, Huỳnh Japan // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 26-33 .- 332.4

Nghiên cứu phân tích tác động của chính sách tiền tệ đối với hành vi tích trữ thanh khoản của ngân hàng. Sử dụng dữ liệu ngân hàng của thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2007-2019, nghiên cứu chỉ ra rằng các công cụ chính sách tiền tệ dựa trên lãi suất và định lượng ảnh hưởng đến việc tích trữ thanh khoản ngân hàng theo các cách thức khác nhau...

42 Điều hành chính sách tiền tệ ra sao trước áp lực lạm phát? / Hoàng Thị Hường // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 591 .- Tr. 22-24 .- 332.4

Căng thẳng Nga - Ukraine cộng với sức ép lạm phát do đại dịch Covid-19 và sựu gián đoạn chuỗi cung ứng là những thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu và điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTW) các nước trên thế giới. Điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ ra sao trong bối cảnh sức ép lạm phát gia tăng là nội dung chính bài viết muốn đề cập tới.

43 Đánh giá mức độ độc lập của ngân hàng Trung ương Việt Nam / Phùng Thế Đông, Trần Thị Trúc // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 158 .- Tr. 3-14 .- 332.12

Ngày nay các NHTW ngày càng trở nên độc lập hơn, trong đó các bằng chứng thực nghiệm tìm ra mối tương quan nghịch biến giữa mức độ độc lập của NHTW và lạm phát, nghĩa là: lạm phát có xu hướng thấp ở các nước có mức độ độ lập NHTW cao; tính độc lập của NHTW giúp giảm mạnh mức độ biến thiên của lạm phát. Trong khi đó, lạm phát gia tăng đồng nghĩa với sự gia tăng mặt bằng giá cả và tiềm ẩn rủi ro môi trường kinh tế vĩ mô; mức độ độc lập của NHTW và thâm hụt ngân sách có mối quan hệ nghịch biến. Điều này cho biết, mức độ độc lập của NHTW đóng vai trò như một cơ chế cam kết đáng tin cậy, khiến Chính phủ phải có kỷ luật tài khóa chặt chẽ hơn vì không thể gây sức ép buộc NHTW phải tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Ở Việt Nam, mặc dù tính độc lập của NHNN Việt Nam được cải thiện đáng kể, song tính toán chỉ số độc lập của NHNN cho thấy, mức độ độc lập còn khá hạn chế về nhân sự, tài chính và chính sách. Tác giả cho rằng, Luật NHNN Việt Nam năm 2010 cần được chỉnh sửa bổ sung trong thời gian tới và đây cũng chính là mục tiêu của nghiên cứu này.

44 Tác động của giá bất động sản và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước / Đào Minh Thắng, Hoàng Thị Băng Ngân // .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 13-16 .- 332.12

Trình bày giá bất động sản trong đại dịch Covid-19; tác động của giá bất động sản tới kinh tế vĩ mô; hàm ý đối với điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

45 Linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” / Phạm Chí Quang // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 37-40 .- 332.12

Năm 2021, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa chống phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, linh hoạt trong quản lý, điều hành các chính sách tài chính-tiền tệ, ứng phó kịp thời với diễn biến bất lợi và các cú sốc thị trường, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

46 Phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam / Nguyễn Tiến Dũng, Lê Việt An // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 5-25 .- 658

Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, buộc các quốc gia phải nhanh chóng đưa ra những giải pháp cấp bách theo kiểu “vừa làm vừa sửa”. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu tiến hành phân tích và hệ thống hóa các chính sách tài khóa và tiền tệ đã và đang được triển khai tại 15 quốc gia có xếp hạng cao nhất về khả năng chống chịu các ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, theo Ngân hàng đầu tư Châu Âu đánh giá. Cùng với đó, nghiên cứu cũng tiến hành phân tích thực trạng áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ của Việt Nam để làm căn cứ đưa ra các gợi ý chính sách cho Chính phủ Việt Nam. Cụ thể, về chính sách tài khóa, Chính phủ nên giải ngân chi tiêu công tập trung vào các dự án trọng điểm quốc gia, phát triển công nghệ và kinh tế xanh trong dài hạn; đồng thời cũng cần ưu tiên hỗ trợ tài chính cho các đối tượng, ngành nghề bị tổn thất nặng bởi đại dịch trong ngắn hạn. Về chính sách tiền tệ, trong ngắn hạn, Chính phủ có thể nới lỏng thêm các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại, đẩy nhanh việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển FinTech trong dài hạn.

47 Chính sách tiền tệ và sự điều chỉnh đầu tư công ty / Phùng Đức Nam, Nguyễn Thị Diễm Kiều // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 32-56 .- 332.4

Bài nghiên cứu phân tích vai trò điều tiết của chính sách tiền tệ đến sự điều chỉnh đầu tư công ty dưới góc độ bất cân xứng trong các giai đoạn trạng thái chính sách khác nhau và tính không đồng nhất trong tác động đối với các doanh nghiệp có mức độ nắm giữ tiền mặt khác nhau. Bằng chứng về ảnh hưởng bất cân xứng của chính sách tiền tệ đến sự điều chỉnh đầu tư công ty được tìm thấy thông qua cả kênh tiền tệ lẫn kênh tín dụng. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể trong khả năng điều tiết của các kênh truyền dẫn này trong giai đoạn chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự suy giảm trong tác động của chính sách tiền tệ đến sự điều chỉnh đầu tư tại các công ty có mức độ nắm giữ tiền mặt cao hơn. Qua đó thể hiện vai trò quan trọng của nắm giữ tiền mặt trong việc giảm thiểu các tác động từ môi trường bên ngoài đến các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Đồng thời, cung cấp các bằng chứng đầu tiên về tính không đồng nhất trong tác động của chính sách tiền tệ đến sự điều chỉnh đầu tư ở các công ty với các đặc điểm khác nhau.

48 Linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” / Phạm Chí Quang // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 37-40 .- 332.1

Năm 2021, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa chống phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, linh hoạt trong quản lý, điều hành các chính sách tài chính-tiền tệ, ứng phó kịp thời với diễn biến bất lợi và các cú sốc thị trường, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

49 Phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa ở Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 / Trịnh Thị Ái Hoa // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 522 .- Tr. 3 - 14 .- 332.401

Bài viết phân tích thực trạng phối hợp chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa thời kỳ 2011 - 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã được thực hiện một cách cẩn trọng, đảm bảo thực hiện được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; đã chuyển từ thụ động, ứng phó với lạm phát sang chủ động, linh hoạt nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

50 Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của các nước trên thế giới nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19 và hàm ý chính sách. / ThS. Nguyễn Thiện Đức // Ngân hàng .- 2021 .- Số 21 .- Tr. 54-57 .- 332.4

Trình bày hậu quả của đại dịch Covid-19 với kinh tế thế giới; Các nước đã ứng phó với đại dịch Covid-19 bằng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ như thế nào?; Kết luận và hàm ý chính sách.