CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Tiền tệ

  • Duyệt theo:
61 Các biện pháp phát triển kinh tế của Trung Quốc trong và sau đại dịch Covid 19 – Khuyến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Nhật Thu, Nguyễn Thu Hằng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 9(229) .- Tr. 13-22 .- 330

Tổng hợp và phân tích các chính sách mà Trung Quốc đã thực hiện nhằm phục hồi và kích thích phát triển kinh tế trong và sau đại dịch Covid-19 đồng thời hướng tới hoàn thành các mục tiêu chiến lược tổng thể đã đặt ra, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.

62 Tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng kinh tế / Tăng Mỹ Sang // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 715 .- Tr. 5-9 .- 332.4

Bài viết kiểm định mối liên hệ giwua chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế, đánh giá tác động của chính sách tiề tệ đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp. Từ khoá:

63 Tác động của dịch covid 19 đến kinh tế Việt Nam và vai trò của chính sách tiền tệ / Đào Ngọc Dũng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 731 .- Tr. 5 - 7 .- 657

Bài viết khái quát những tác động của dịch covid 19 đến kinh tế Việt Nam và đánh giá vai trò của chính sách tiền tệ, điều hành lãi suất ứng phó của chính phủ trong đại dịch.

64 Tái cơ cấu nền kinh tế và những nổ lực trong phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ / Tài chính // Tài chính .- 2020 .- Số 722 + 723 .- Tr. 5 - 8 .- 332.024

Quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua đã đạt những kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng giá trị gia tăng. Những nổ lực phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ đang đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng. Để phân tích cụ thể tái cơ cấu và nổ lực phối hợp chính sách tài khoá với tiền tệ nhằm đưa ra giải pháp phù hợp, bài viết sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để đánh giá thực trạng những thành công đạt được và những hạn chế còn tồn tại, phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.

65 Phối hợp chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ ở Việt Nam và vấn đề đặt ra / Hoàng Xuân Quế // Tài chính .- 2020 .- Số 722 + 723 .- Tr. 16 - 18 .- 332.024

Năm 2019, chính sách tiền tệ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá và các chính sách võ mô khác, góp phần kiểm soát lạm phát cơ bản bình quân ở mức 2,01%, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Phân tích kết quả phối hợp 2 chính sách tài chính và tiền tệ, bài viết đề xuất giải pháp để tăng cường hiệu quả phối hợp của 2 chính sách này trong thời gian tới.

66 Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và khả năng áp dụng ở Việt Nam / Nguyễn Thị Mỹ Hạnh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 15 .- Tr. 26-31,39 .- 332.4

Cung cấp những bằng chứng thực nghiệm để chỉ ra điểm nghẽn trong việc hướng tới điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu ở Việt Nam chính là công cụ lãi suất.

67 Phản ứng tiền tệ của châu á và việt nam với tác động tràn từ chính sách tiền tệ trung quốc: sự khác biệt từ đặc điểm kinh tế / Phạm Thị Tuyết Trinh, Bùi Thị Thiện Mỹ, Lê Phan Ái Nhân // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 5-26 .- 332.4

Nghiên cứu phân tích phản ứng tiền tệ của châu Á và Việt Nam với cú sốc chính sách tiền tệ (CSTT) Trung Quốc bằng mô hình tự hồi qui vectơ ứng dụng thống kê Bayes (BVAR). Các đặc điểm độ mở thương mại, mức hội nhập tài chính, chế độ tỷ giá và tình trạng phụ thuộc hàng nguyên nhiên liệu thô được tính đến trong mô hình làm cơ sở giải thích sự khác nhau trong phản ứng. Sử dụng dữ liệu tần suất quí của 10 nước châu Á và Việt Nam trong giai đoạn 2002Q1-2018Q3, nghiên cứu cho thấy CSTT châu Á không phản ứng với cú sốc CSTT Trung Quốc nhưng CSTT Việt Nam có phản ứng. Mức hội nhập tài chính và chế độ tỷ giá không phải là nguyên nhân giải thích cho sự khác biệt trong phản ứng với tác động của CSTT Trung Quốc. CSTT nước có độ mở thương mại cao và xuất khẩu hàng nguyên nhiên liệu thô phản ứng với CSTT Trung Quốc trong khi nước có độ mở thương mại thấp và nhập khẩu hàng nguyên nhiên liệu thô lại không phản ứng.

68 Tác động tràn của chính sách tiền tệ Trung Quốc Đến Châu Á và Việt Nam : tiếp cận bằng BVAR / Phạm Thị Tuyết Trinh, Bùi Thị Thiện Mỹ, Lê Phan Ái Nhân // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 8(495) .- Tr. 39-53 .- 332.4

Phân tích ảnh hưởng tràn của chính sách tiền tệ Trung Quốc đến nền kinh tế Châu Á và VN bằng cách sử dụng mô hình tự hồi quy vectơ ứng dụng thống kê Bayes (BVAR) trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính Đông Á; kết uqra cho thấy cú sốc chính sách tiền tệ Trung Quốc có ảnh hưởng đến sản lượng và lạm phát Châu Á và VN nhưng với mức độ khác nhau. Từ đó, đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm giảm ảnh hưởng bên ngoài đến nền kinh tế trong nước để có thể chủ động hơn trong điều hành kinh tế.

69 Tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam và giải pháp ứng phó / Trần Thọ Đạt // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 14-22 .- 658

ại dịch Covid-19 mặc dù ban đầu là khủng hoảng y tế nhưng tác động đến kinh tế là rất nghiêm trọng và đang có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng toàn cầu theo cách chưa có tiền lệ. Tại Việt Nam, tác động của Covid-19 là rất lớn, thể hiện ở các số liệu thống kê quý I/2020 ở mức xấu nhất trong nhiều năm vừa qua. Các chính sách ứng phó của Chính phủ hiện nay được cho là phù hợp và đúng hướng, tuy nhiên đang đối diện với nhiều ràng buộc chính sách. Các kịch bản dự báo kinh tế năm 2020 đều cho thấy tăng trưởng Việt Nam sẽ ở mức rất thấp, trước khi hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021.

70 Tác động của COVID-19 đến nền kinh tế - Những đánh giá ban đầu và hàm ý chính sách / Tô Trung Thành, Bùi Trinh // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Só 274 .- Tr. 23-30 .- 658

Đại dịch COVID-19 là một cú sốc lớn đến kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tác động của nó theo những cách thức chưa có tiền lệ. Nghiên cứu này những đánh giá ban đầu về tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế. Theo đó, nếu dịch bệnh kéo dài, khả năng nền kinh tế rơi vào suy thoái là rất cao. Tính riêng tác động của hạn chế giao thương với Trung Quốc đã khiến nền kinh tế có thể suy giảm 0,6% đến 0,8% tăng trưởng GDP. Chính phủ cần tập trung vào chính sách tài khóa và tăng cường an sinh xã hội, không nên lạm dụng chính sách tiền tệ trong ứng phó với dịch COVID-19.