CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách Tiền tệ
21 Nguồn dữ liệu mới phục vụ điều hành chính sách tiền tệ : kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam / Phạm Đức Anh, Lê Thị Hương Trà // Ngân hàng .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 60-68 .- 332.4
Tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn phát triển và ứng dụng dữ liệu mới trong điều hành chính sách tiền tệ tại một số quốc gia điển hình, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ý và Nhật Bản. Từ đó, đề xuất một số hàm ý cho Việt Nam trong việc phát triển và quản lí các nguồn dữ liệu mới nhằm đáp ứng có hiệu quả công tác điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
22 Chính sách tiền tệ ứng phó với đại dịch Covid-19: Bài học và gợi ý cho Việt Nam / Nguyễn Tường Vân, Ngô Ánh Nguyệt // Ngân hàng .- 2023 .- Số 8 .- Tr. 45-53 .- 332.4
Bài viết thảo luận về tác động của các chương trình nêu trên đối với nền kinh tế, thị trường tài chính cũng như sự tác động đến phân phối lại thu nhập. Tổng hợp, đánh giá cho thấy rằng các chương trình mua tài sản của NHTW một mặt đã giúp ổn định thị trường tài chính, khởi động quá trình phục hồi kinh tế, mặt khác lại gia tăng sự chấp nhận rủi ro quá mức lên giá tài sản; gây ảnh hưởng tiêu cực đến phân phối thu nhập, làm gia tăng khoảng cách giàu, nghèo; gây áp lực lên lạm phát.
23 Giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa / Phạm Vũ Thái Trà // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 798 .- Tr. 93-95 .- 332.04
Bài viết trao đổi về thực trạng cung ứng vốn ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho loại hình doanh nghiệp này.
24 Tài chính bất động sản nhà ở và một số hàm ý chính sách tại Việt Nam / Nguyễn Tường Vân, Lê Văn Hinh // Ngân hàng .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 11-18 .- 333.3
Thảo luận về tài chính bất động sản nhà ở (housing finance) tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Các giai đoạn phát triển của “khung chính sách tài chính nhà ở” được tác giả sử dụng để phân tích những diễn biến của thị trường tài chính nhà ở tại Việt Nam. Dựa trên so sánh các chỉ số tài chính liên quan (chủ yếu là tín dụng ngân hàng), gắn với hành vi người tiêu dùng, hành vi doanh nghiệp liên quan và diễn biến thị trường bất động sản nhà ở, tác giả đưa ra khuyến nghị ban đầu là thị trường tài chính nhà ở trong nước cần có chính sách điều chỉnh cẩn trọng. Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp liên quan, ngân hàng đang có nhiều nỗ lực đúng hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, trên góc độ tài chính tiền tệ, để thị trường tài chính nhà ở và thị trường tài chính phát triển bền vững, hỗ trợ lẫn nhau, chính sách tài chính tiền tệ, tài chính nhà ở cần nhất quán với nguyên tắc hài hòa lợi ích toàn xã hội, minh bạch (có thể dự đoán được, tránh bất kỳ cú sốc nào...).
25 Điều hành chính sách của tiền tệ của ngân hàng nhà nước năm 2022 / Nguyễn Thị Mùi // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 3+4 .- Tr. 52-57 .- 332.4
Bài viết nhìn lại việc điều hành chính sách của tiền tệ của ngân hàng nhà nước năm 2022, đồng thời nêu lên những vấn đề đặt ra cho công tác điều hành trong năm 2023.
26 Điều hành chính sách tiền tệ và sự phối hợp với chính sách tài khóa ở Việt Nam / Hoàng Xuân Quế, Hoàng Việt Hùng, Lê Huy Hoàng // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 307 .- Tr. 2-10 .- 332.4
Ở Việt Nam, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã được duy trì và đảm bảo trong nhiều năm qua nhằm hướng tới một mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong bối cảnh biến động đột ngột và bất thường của nền kinh tế trong nước và thế giới các năm 2020 – 2022, chính phủ Việt Nam cũng đã đạt được những thành công về điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, hiệu quả phối hợp hai chính sách này vẫn chưa cao, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp rõ ràng, khiến cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát vẫn là thách thức đối với nền kinh tế trong dài hạn. Diễn biến của thị trường quốc tế thời gian tới rất khó dự báo chính xác đòi hỏi cần nhịp nhàng và linh hoạt việc điều hành chính sách tiền tệ trong sự phối hợp với chính sách tài khóa.
27 Chính sách tiền tệ, nắm giữ tiền mặt, môi trường kinh doanh cấp tỉnh thành và đầu tư doanh nghiệp tại Việt Nam / Lương Thị Thảo, Lê Thị Hồng Minh // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 307 .- Tr. 31-41 .- 332.4
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, vai trò của nắm giữ tiền mặt đối với hoạt động đầu tư và hiệu quả đầu tư trong các điều kiện khác nhau về môi trường kinh doanh cấp tỉnh thành tại Việt Nam. Sử dụng ước lượng GMM hệ thống hai bước trên mẫu dữ liệu gồm hơn 500 doanh nghiệp trong giai đoạn 2009-2020, kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Chính sách tiền tệ thắt chặt gây sụt giảm đầu tư của doanh nghiệp. (ii) Việc tăng cường nắm giữ tiền mặt sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được các tác động bất lợi của chính sách tiền tệ thắt chặt lên hoạt động đầu tư. (iii) Đầu tư của các doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại tỉnh - thành có môi trường kinh doanh thuận lợi nhạy cảm hơn với các cú sốc trong chính sách tiền tệ. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn đánh giá tác động của chính sách tiền tệ, nắm giữ tiền mặt lên hiệu quả đầu tư. Kết quả cho thấy chính sách tiền tệ thắt chặt mặc dù giúp cải thiện tình trạng đầu tư quá mức nhưng lại làm trầm trọng hơn tình trạng đầu tư dưới mức.
28 Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính : nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Hoài, Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Thuỳ Linh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 23-40 .- 332.1
Chính sách tiền tệ được đo bằng lãi suất chính sách và hoạt động kinh tế thực được đại diện bởi lạm phát và chênh lệch sản lượng thực và sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách tiền tệ có tác động nhân quản Granger đến rủi ro hệ thống của các TCTC tại Việt Nam, đồng thời phản ứng của rủi ro hệ thống của các TCTC trước các cú sốc từ chính sách tiền tệ là khác nhau giữa hai giai đoạn 2010-2012 và 2013-2020. Với kết quả này, Ngân hàng nhà nước cần cân nhắc vai trò của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của cácTCTC, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình thăng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.
29 Điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh mới / Nguyễn Thị Hiền // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 784 .- Tr. 24 - 27 .- 330
Sự bùng phát của đại dịch covid -19 từ cuối năm 2019 và gần đây là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến nền kinh tế thế giới liên tiếp phải đối mặt với nhiều khó khăn. Giá dầu và khí đốt tăng vọt khiến cho giá cả nhiều loại hàng hóa tăng theo và khiến nhiều nước trên thế giới đối mặt với nguy cơ lạm phát cao kỷ lục. Trước những diễn biến phức tạp trên thế giới, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thực hiện điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ khôi phục và phát triển kinh tế.
30 Lấn át tài khóa đến ổn định giá cả tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị chính sách / Nguyễn Thị Thái Hưng, Thân Thị Vi Linh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 17(602) .- Tr. 25-31 .- 332.12
Bài viết nghiên cứu tác động của lấn át tài khóa đến ổn định giá cả tại Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị trong thực hiện chính sách tài khóa hiệu quả, đảm bảo mục tiêu và hài hòa với mục tiêu ổn định giá cả của chính sách tiền tệ tại Việt Nam.