CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách Tiền tệ
51 Chính sách tiền tệ ở Việt Nam : dưới góc nhìn so sánh giữa quy tắc Taylor và quy tắc Mccallum / Phạm Đình Long, Nguyễn Ngọc Khánh // .- 2021 .- Số 518 .- Tr. 61 - 73 .- 332.4
Sử dụng các phương pháp định lượng, so sánh phân tích, đánh giá quy tắc Taylor và quy tắc Mccallum, kết quả nghiên cứu cho thấy quy tắc Taylor không phù hợp khi đánh giá việc thực thi chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Quy tắc Mccallum mở rộng với nền kinh tế mở và ràng buộc tỷ giá hối đoái phù hợp khi đánh giá việc thực thi chính sách chính sách tiền tệ tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: yếu tố nước ngoài giữ một vai trò tương đối lớn trong việc xác định và thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam; tỷ giá hối đoái được điều tiết thông qua việc thay đổi lượng cung tiền M2.
52 Tác động chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro ngân hàng : nghiên cứu tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới / // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 72-96 .- 332.12
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của chính sách an toàn vĩ mô (CSATVM) đến rủi ro ngân hàng tại Các nước có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới (Emerging and growth-leading economies – EAGLEs). Thông qua hồi quy đa biến theo cách tiếp cận Bayes, và cách lấy mẫu Gibbs, kết quả nghiên cứu cho thấy công cụ Giới hạn cho vay bằng ngoại tệ; Giới hạn phơi nhiễm hệ thống; dự trữ bắt buộc (DTBB) tăng thêm đối với tổ chức tín dụng có tầm quan trọng với hệ thống tài chính và/hoặc DTBB tiền gửi ngoại tệ cải thiện ổn định hệ thống ngân hàng rất rõ nét. Tuy nhiên, công cụ DTBB phản chu kỳ và tỷ lệ khoản vay trên giá trị tài sản lại làm tăng bất ổn hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu cũng đánh giá tác động của lạm phát và tăng trưởng kinh tế đến rủi ro hệ thống ngân hàng, nhưng kết quả cho thấy ảnh hưởng của hai yếu tố vĩ mô này rất mờ nhạt.
53 Chính sách tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế bị tác động mạnh bởi đại dịch COVID 19 / Hoàng Xuân Quế // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 293 .- Tr. 48-54 .- 332.1
Bài viết tập trung phân tích thực trạng điều hành chính sách tiền tệ trong vài năm gần đây, đặc biệt là năm 2020 và 2021 khi nền kinh tế Việt Nam đối mặt với đại dịch Covid-19. Với những diễn biến khó lường của nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch, tuy nhiên có thể nói chính sách tiền tệ đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam điều hành khá linh hoạt và chủ động. Vì vậy, đã góp phần ổn định hệ thống tài chính cũng như góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi làn sóng dịch lần thứ tư ập đến và gây hệ lụy vô cùng nặng nề về nhiều mặt, cả về kinh tế cũng như an sinh xã hội… trên phạm vi toàn quốc thì chính sách tiền tệ đã bộc lộ một số bất cập: tỷ lệ dự trữ bắt buộc mặt dù đã được hạ thấp nhưng vẫn còn ở mức cao, hạn mức tín dụng được duy trì quá lâu dẫn đến tình trạng xin cho “room” tín dụng… Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với điều kiện mới, thí dụ hạ thấp dự trữ bắt buộc xuống 0,5% cho 2 tháng cuối năm 2021, giảm tiếp 0,5% trong quý I/2022, đồng thời bỏ hạn mức tín dụng đang duy trì bấy lâu nay.
54 Chính sách tiền tệ của Mỹ trong giai đoạn đại dịch Covid-19 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Trần Thị Vân Anh // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 49-56 .- 332.4
Phân tích các giải pháp mà FED đã thực hiện trong giai đoạn vừa qua, trên cơ sở so sánh với những biện pháp đã triển khai tại Việt Nam, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách.
55 Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và mức chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Vũ Thị Kim Oanh, Bùi Huy Trung, Phạm Thị Lâm Anh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 16 .- Tr. 33-38 .- 332.4
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng của các quốc gia. Khủng hoàng đã thu hút sự chú ý của các nhà tạo lập chính sách và các nhà quản lý về mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ (CSTT) với rủi ro của các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng và sự ổn định của hệ thống tài chính nói chung. Trong bài viết này, các tác già đã khái quát những nghiên cứu trước đây về tác động của CSTT đến rủi ro của các NHTM, từ đó xây dựng mô hình định lượng để đánh giá tác động cùa CSTT đến rủi ro cùa các NHTM dựa ưên bộ dữ liệu dạng bàng cân đối (balanced panel data) của 12 ngân hàng trong khoảng thời gian từ quý 1/2010 đến quý IV/2019. Kết quà nghiên cứu cho thấy CSTT có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng (tỷ lệ nợ xấu) và tác động ngược chiều với rủi ro nói chung (Z-score) cùa các NHTM, cụ thể, khi CSTT nới lỏng được thực hiện sẽ làm cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tàng, tuy nhiên rủi ro nói chung giảm.
56 Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Việt Nam trước tác động của dịch Covid-19 / Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Thu Trang // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 9 (570) .- Tr. 38-45 .- 332.4
Bài viết tổng hợp những hậu quả mà dịch Covid-19 mang lại và những gói hỗ trợ kinh tế kịp thời của Chính phủ đã, đang triển khai, từ đó bình luận về sự vận hành, phôi hợp của chính sach tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ 9CSTT) để ứng cứu cho người dân, các doanh nghiệp trong thời gian đại dịch. Trên cơ sở đó, gợi ý cho một số vấn đề cần được quan tâm hơn khi phối hợp CSTK và CSTT để nâng cao hiệu lực truyền dân các chính sách đến nền kinh tế trong thời gian tới.
57 Điều hành chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế chống đỡ với đại dịch Covid-19 và định hướng năm 2021 / Phạm Thanh Hà // Ngân hàng .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 12-16 .- 332.12
Trình bày bối cảnh thế giới và trong nước năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021; dấu ấn điều hành CSTT của NHNN ứng phó với đại dịch Covid-19, triển vọng kinh tế năm 2021, định hướng điều hành CSTT năm 2021.
58 Phối hợp chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ: Thành tựu năm 2020 và định hướng năm 2021 / ThS. Phạm Thanh Hà // Tài chính .- 2021 .- Số 744+745 .- Tr. 27-30 .- 332.024
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô, ứng phó kịp thời với diễn biến bất lợi và các cú sốc thị trường, nhờ đó ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và phục hồi tăng trưởng kinh tế bền vững.
59 Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Trần Nam Hương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 207 .- Tr. 13-15 .- 332.4
Bài viết tác giả nhân mạnh trọng tâm tăng trưởng kinh tế thông qua việc điều hành CSTT phối hợp với CSTC về tiền gởi Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng thương mại nhà nước, cấp vốn điều lệ cho các NHTMNN. bài viết này làm rõ một số vấn đề đặt ra trong sự phối hợp điều hành CSTT và CSTC c=về tiền gửi KBNN tại các NHTMNN, cấp vốn điều lệ cho các NHTMNN và đề xuất giải pháp cho những năm tới.
60 Đánh giá khả năng phân tích chính sách và dự báo của mô hình KEYNES mới : phương pháp tiếp cận SVAR VÀ BVAR-DSGE / Nguyễn Hoàng Chung // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 142 .- Tr. 11-23 .- 332.1
Nghiên cứu khẳng định lại những công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đóng vai trò quan trọng nhằm hướng tới sự ổn định vĩ mô tại Việt Nam (Nguyễn Đức Trung, Lê Đình Hạc & Nguyễn Hoàng Chung, 2018). Từ đó, nghiên cứu ứng dụng mô hình Keynes mới SVAR đánh giá các cú sốc cấu trúc với kỳ vọng hợp lý của các chủ thể trong nền kinh tế mở và nhỏ (Nguyen Duc Trung, Le Dinh Hac & Nguyen Hoang Chung, 2019). Đồng thời, nghiên cứu này cũng cho thấy sự tương thích giữa dữ liệu thực tế và mô hình Keynes mới DSGE dự báo vĩ mô cho Việt Nam (Nguyễn Đức Trung & Nguyễn Hoàng Chung, 2017).