CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Chính trị

  • Duyệt theo:
41 Quan hệ chính trị, an ninh Trung – Nga từ năm 2014 tới nay và một số tác động đến Việt Nam / Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 3 (110) .- Tr. 130-146 .- 327

Bàn về thực trạng, bản chất và tác động thuận cũng như không thuận của mối quan hệ này đối với Việt Nam đồng thời đưa ra một vài kiến nghị định hướng quan hệ với hai cường quốc này.

42 Nhìn lại 55 năm quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam – Lào (1962 – 2017) / TS. Trương Duy Hòa // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 9 (210) .- Tr. 3-14 .- 327

Những thành tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam – Lào. Một số khó khăn thách thức trong quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước. Một số kết luận và kiến nghị.

43 Quan hệ chính trị, an ninh Singapore – Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2015 / TS. Đàm Huy Hoàng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 7 (208) .- Tr. 3-11 .- 327

Phân tích, đánh giá và nhìn lại những tiến triển trong quan hệ chính trị - an ninh Singapore – Trung Quốc sau 25 năm kể từ khi thiết lập.

44 Nhìn lại vai trò của EU trong việc giải quyết xung đột Israel – Palestine (1991 – 2016) / ThS. Nguyễn Thu Hạnh // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2017 .- Số 05 (141) .- Tr. 21-32 .- 327

Phân tích những đánh giá và ảnh hưởng của EU trong giải quyết xung đột giữa Israel và Palestine từ 1991 đến nay, đặc biệt trong ba lĩnh vực chính trị - ngoại giao, hợp tác kinh tế, hỗ trợ người tị nạn. Vai trò và ảnh hưởng của EU, vấn đề Israel – Palestine cho thấy EU đang là một người chơi quan trọng trên bàn cờ chiến lược Trung Đông, vừa là đối tượng, vừa hợp tác với Mỹ trong giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc xung đột Israel – Palestine từ trước tới nay.

45 Trung Đông – Bắc Phi sau Mùa xuân Arab và một số vấn đề đặt ra đối với quốc phòng, an ninh Việt Nam / PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2017 .- Số 04 (140) .- Tr. 3-11 .- 327

Với vị trí địa – chính trị - kinh tế quan trọng trên thế giới, những biến động chính trị tại Trung Đông – Bắc Phi có tên “Mùa Xuân Arab” gây không ít hệ lụy cả ngắn hạn lẫn dài hạn cho khu vực này cũng như cho thế giới, đồng thời đặt ra một số nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

46 Quan hệ giữa Đảng cẩm quyền và nhà nước trong tiến trình chuyển đổi thể chế ở Cộng hòa Nam Phi / PGS. TS. Đỗ Đức Đinh, PGS. TS. Nguyễn Thanh Hiền, PGS. TS. Nguyễn Thị Quế // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2017 .- Số 03 (139) .- Tr. 3-12 .- 327

Nghiên cứu hai quá trình chuyển đổi lớn ở Nam Phi từ năm 1994 đến nay: Một là, quá trình chuyển đổi thể chế từ chế độ Apartheid phân biệt chủng tộc sang xã hội dân chủ; Hai là, quá trình xác lập mối quan hệ giữa giữa Đảng cẩm quyền ANC với nhà nước ở Cộng hòa Nam Phi trong thời kỳ hậu Apartheid, trong đó xác định rõ vai trò, vị trí của Đảng trong Hiến pháp, mối quan hệ giữa Đảng với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, quan hệ giữa Đảng với nhân dân và trên 100 đảng khác trong hệ thống chính trị. Cuối cùng là một số nhận xét và kinh nghiệm cho Việt Nam.

47 Tác động của chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc tới Nga và Liên minh Châu Âu / Đặng Minh Đức // Nghiên cứu Châu Âu .- 2017 .- Số 2 (197) .- Tr. 3-12 .- 327

Phân tích một số tác động của việc Trung Quốc triển khai chiến lược “Một vành đai, một con đường” tới Nga và Liên minh Châu Âu.

48 Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Australia với Indonesia (1950-2016) / PGS. TS. Trịnh Thị Định // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 2/2017 .- Tr. 3-10 .- 327

Trong chính sách đối ngoại của Australia, duy trì và phát triển quan hệ với Indonesia luôn được xếp ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Bất chấp những biến động an ninh chính trị cũng như các chính sách đối nội hay đối ngoại của Indonesia có thể bị các nước phương Tây khác chỉ trích, phê phán, các chính phủ Australia luôn tìm cách duy trì và phát triển quan hệ với Indonesia. Trên cơ sở những tư liệu tiếp cận được, bài viết làm rõ mối quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước trong giai đoạn 1950-2016.

49 Động thái của Mỹ và Nhật Bản tại khu vực Đông Bắc Á trước sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc / Phan Thị Diễm Huyền // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 11 (189)/2016 .- Tr. 12-22 .- 327

Phân tích tình hình an ninh khu vực Đông Bắc Á giai đoạn hiện nay. Sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc. Động thái của Mỹ và Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á trước sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc.

50 Cục diện chính trị khu vực Trung Đông – Bắc Phi thời kỳ trước biến động mùa xuân Arab (Phần I+Phần II) / PGS. TS. Nguyễn Thanh Hiền // Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông .- 2016 .- Số 09 (133) + Số 10 (134)/2016 .- Tr.3-13 .- 327

Thời gian gần đây, khi nói đến tình hình khu vực Trung Đông – Bắc Phi, một vấn đề hay được các học giả nhắc đến, đó là vấn đề “cục diện cũ của khu vực bị phá vỡ”. Vậy chỉnh thể của cục diện chính trị cũ ở khu vực này như thế nào? Câu hỏi này thực sự rất đáng quan tâm và cần có câu trả lời. Với mong muốn phần nào trả lời được câu hỏi trên, bài viết cố gắng phác họa diện mạo chung của cục diện chính trị khu vực Trung Đông – Bắc Phi trước khi xảy ra biến động chính trị - xã hội Mùa xuân Arab (hay còn gọi là cục diện cũ), cùng với những phân tích, đánh giá về các đặc điểm, các điểm mạnh, yếu của các chủ thể chính tham gia sân chơi quyền lực khu vực này trong thời kỳ đó.