CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Chính trị

  • Duyệt theo:
61 Chính sách can thiệp của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh trong ba thập niên đầu thế kỷ XX / ThS. Dương Quang Hiệp // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 06/2015 .- Tr. 48-54 .- 327

Nhìn lại những chính sách và can thiệp của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh nói chung và các chủ thể cụ thể như Maxico, Nicaragua, Bolivia nói riêng trong ba thập niên đầu thế kỷ XX cho đến khi Mỹ thực thi Chính sách Láng giềng thân thiện (Good Neighbor Policy) năm 1933. Từ đó, chúng ta có thể hiểu thêm về những phương cách ngoại giao mà Mỹ đã sử dụng để bảo vệ “lợi ích quốc gia” kiểu Mỹ trong giai đoạn được đề cập.

62 Chính sách hướng Đông của Ấn Độ: Mở rộng dần từ Nam Á sang Đông Nam Á hướng tới toàn bộ Châu Á – Thái Bình Dương / Đỗ Đức Định // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2015 .- Số 06 (118)/2015 .- .- 327

Ấn Độ thực hiện Chính sách hướng Đông từ năm 1996 với những nỗ lực hợp tác kinh tế và nâng cao vị thế của mình ở khu vực Nam Á, tiến dần sang Đông Nam Á và toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Bài viết sẽ đề cập đến nội dung của Chính sách hướng Đông của Ấn Độ, những thành tựu đạt được và một số hạn chế của Chính sách hướng Đông này.

63 Vấn đề hạt nhân và quan hệ hai miền Triều Tiên: Thực trạng và triển vọng / TS. Đặng Cẩm Tú // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 3 (102)/2015 .- Tr. 155-174 .- 327

Đưa ra những nhận định từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và mối quan hệ liên Triều, nhằm cung cấp một cái nhìn thấu đáo hơn về hiện trạng của mối quan hệ này khi đặt trong sự vận động chung của khu vực và thế giới từ hàng thập kỷ nay kể từ khi hai miền Triều Tiên bị chia cắt.

64 Vai trò của Hồi giáo trong nền chính trị quốc tế hiện nay / NCS. Trần Thị Hương // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 3 (102) .- Tr. 175-188 .- 327

Hiện nay Hồi giáo là tâm điểm nghiên cứu của rất nhiều học giả trên thế giới nhất là trong bối cảnh ngày càng gia tăng chủ nghĩa khủng bố nhân danh tôn giáo này. Sự lớn mạnh của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS (Islamic State) trở thành mối lo sợ bị khủng bố hay còn được coi là hiểm họa của nhân loại toàn cầu. Vậy, Hồi giáo hiện nay như thế nào và vai trò của nó đối với chính trị quốc tế ra sao sẽ là những vấn đề được trình bày trong bài viết này.

65 Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ 2015 và triển vọng quan hệ Việt – Mỹ / Nguyễn Thiết Sơn // Châu Mỹ ngày này .- 2015 .- Số 05/2015 .- Tr. 25-36 .- 327

Trình bày Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2015 của Hoa Kỳ và lợi ích quốc gia hai nước. Quan hệ Việt – Mỹ và triển vọng.

66 Mỹ và Trung Quốc “xoay trục” tạo thế chiến lược tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương / PGS. TS KHQS Nguyễn Mạnh Dũng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 5 (176)/2015 .- Tr. 3-8 .- 327

Theo các nhà phân tích chiến lược quân sự hàng đầu thế giới, Châu Á – Thái Bình Dương giữ vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng của thế giới trong thế kỉ XXI. Các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản…đều đặt mục tiêu và kế hoạch chiến lược đối với khu vực này, trong đó nổi lên hai siêu cường là Mỹ và Trung Quốc: Mỹ xây dựng chiến lược “Thế kỉ Thái Bình Dương”. Còn trong chiến lược “Trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc, Châu Á – Thái Bình Dương là mục tiêu “hướng ngoại” số một của nước này.

67 Quan hệ chính trị - an ninh giữa Thái Lan và Mỹ giai đoạn 1991 – 2000 / ThS. Nguyễn Quốc Toản // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 5 (182)/2015 .- Tr. 3-13 .- 327

Trình bày bối cảnh của quan hệ Thái – Mỹ thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh. Động lực của quan hệ Thái – Mỹ. Thực tiễn của quan hệ chính trị - an ninh giữa Thái và Mỹ.

68 Nhìn lại ảnh hưởng của Chiến tranh Đông Dương (1946-1954) tới nước Pháp và Châu Âu / Đào Đức Thuận // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 12 (171)/2014 .- Tr. 41-46 .- 327

Đánh giá những ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Đông Dương tới nước Pháp và Châu Âu trên các lĩnh vực chính trị nội bộ, quân sự, kinh tế, ngoại giao…

69 Những yếu tố góp phần định hình “Chiến lược xoay trục” sang Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Obama / ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Đình Ngân // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 11/2014 .- Tr. 35-43 .- 327

Giới thiệu tài nguyên địa chiến lược của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. “Sự trỗi dậy” của Trung Quốc và những tham vọng mới của Nhật Bản. Thay đổi nhận thức và thái độ của Hàn Quốc trong quan hệ Mỹ - Hàn. Vai trò ngày càng tăng của các quốc gia khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Kết luận.

70 Vai trò của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên / ThS. Phan Thị Diễm Huyền // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 11 (165)/2014 .- Tr. 12-22 .- 005

Vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên không chỉ là một trong những vấn đề “nóng” của khu vực Đông Bắc Á mà còn là vấn đề phức tạp trong chính trị quốc tế hiện nay. Đặc biệt bước sang thế kỷ XXI, vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên luôn trong tình trạng bất ổn và khủng hoảng. Là một cường quốc trong khu vực Đông Bắc Á, Trung Quốc ngày càng khẳng định sức mạnh và vị thế nước lớn của mình, vị thế đó khiến cho nước này không thể đứng ngoài cuộc mà tích cực tham gia và có đóng góp quan trọng trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.