CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Chính trị

  • Duyệt theo:
21 Quan hệ chính trị - ngoại giao Thái Lan – Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (2019-2021) / Hà Lê Huyền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 11(108) .- Tr. 60-66. .- 327

Phân tích quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Trung Quốc và Thái Lan trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu để làm rõ vị trí và nhu cầu hợp tác của hai nước, từ đó nhận diện sự tiến triển trong quan hệ chính trị - ngoại giao, sự tác động tới quan hệ kinh tế nhằm khẳng định mối quan hệ tin cậy và khăng khít của Thái Lan – Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

22 Quan hệ chính trị - an ninh giữa Trung Quốc và Hàn Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Phan Thị Diễm Huyền // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 10(242) .- Tr. 69-80 .- 327

Phân tích những diễn biến mới trong quan hệ chính trị - an ninh giữa Trung Quốc và Hàn Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19, từ đó đánh giá triển vọng mối quan hệ này.

23 Vị trí địa chính trị của Việt Nam ở biển Đông : cơ hội và thách thức / Phạm Kim Huế // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2021 .- Số 5(189) .- Tr. 40-45 .- 327

Trình bày khái quát về Biển Đông cũng như vị trí của Việt Nam ở Biển Đông và phân tích để chỉ ra một số cơ hội và thách thức mà vị trí địa chính trị của Việt Nam ở Biển Đông mang lại.

24 Quan hệ chính trị, an ninh Ấn Độ - Myanmar : nhìn từ tác động của chính sách đối ngoại dưới thời Thủ tướng Narendra Modi / Nguyễn Tấn Bình, Trần Xuân Hiệp // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 2(99) .- Tr. 1-8 .- 327

Trình bày tầm quan trọng của Myanmar trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Phân tích mối quan hệ chính trị, an ninh Ấn Độ - Myanmar thời Thủ tướng Narendra Modi.

25 Việt Nam – Kuwait: 45 năm quan hệ hợp tác và hướng tới tương lai / Ngô Toàn Thắng, Kiều Thanh Nga // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 12(184) .- Tr. 3-11 .- 327

Trình bày thực trạng quan hệ hợp tác Việt Nam – Kuwait. Phân tích một số triển vọng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Kuwait.

26 Quan hệ chính trị, an ninh Ấn Độ - Indonesia từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay / Phùng Gia Bách // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 11(96) .- Tr. 27-34 .- 327

Làm rõ những diễn tiến trong quan hệ chính trị, an ninh giữa hai nước, từ đó rút ra nhận xét về mối quan hệ chính trị, an ninh Ấn Độ - Indonesia từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.

28 Những bước phát triển tích cực trong quan hệ Việt Nam – Ba Lan và triển vọng hợp tác trong tương lai / Đinh Mạnh Tuấn, Vũ Bình Minh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 1 (232) .- Tr. 65-72 .- 327

Phân tích thực trạng quan hệ Việt Nam – Ba Lan trên một số khía cạnh về chính trị - ngoại giao, kinh tế, giáo dục – đào tạo, an ninh – quốc phòng,… đồng thời phân tích triển vọng hợp tác giữa hai quốc gia trong tương lai.

29 Biển Đông trong toan tính chính trị của Trung Quốc, Mỹ và Nga / Nguyễn Anh Cường, Ma Xuân Bộ, Hoàng Văn Lưu, Nguyễn Thị Thùy Linh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 2 (233) .- Tr. 12-26 .- 327

Đưa ra một bức tranh đa dạng các mảng màu khác nhau trong toan tính chính trị Biển Đông của Mỹ, Trung Quốc và Nga tại một trong những khu vực sôi động và giàu tiềm năng nhất trên thế giới hiện nay. Một vài nhận thức trường hợp Việt Nam trước những tác động toan tính chính trị Biển Đông của các nước lớn.

30 Luận bàn về khái niệm quan hệ chính trị quốc tế / Trần Thọ Quang, Phùng Chí Kiên // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 1 (173) .- Tr. 21-29 .- 327

Làm rõ những khái nhiệm, thuật ngữ có liên quan tới quan hệ chính trị quốc tế; phân biệt quan hệ chính trị quốc tế với những khái niệm gần với nó; đưa ra định nghĩa và bước đầu xác định nội hàm của khái niệm quan hệ chính trị quốc tế; chứng minh giá trị và vai trò của khái niệm này