CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Chính trị

  • Duyệt theo:
31 Quan hệ chính trị và kinh tế của Thái Lan – Campuchia từ năm 2008 đến năm 2016 / Hà Lê Huyền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 10 (83) .- Tr. 39 - 47 .- 327

Phân tích những biến chuyển trong quan hệ chính trị và kinh tế của hai nước, nhận diện được yếu tố chính trị trong nước mà cụ thể là chính phủ nào nắm quyền và lợi ích kinh tế của họ là gì, yếu tố tiên quyết ảnh hưởng và định hình mối quan hệ giữa Thái Lan và Cam puchia là như thế nào?.

32 Mahatma Gandhi với vấn đề đoàn kết giữa người Hindu và Muslim trong cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị cho Ấn Độ (từ 1915 đến những năm 1930) / Văn Ngọc Thành // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 63 - 69 .- 327

Đề cập một số nét cơ bản trong quan điểm của Gandhi về vấn đề này ở giai đoạn từ năm 1915 đến những năm 1930, tức là từ khi M. Gandhi tham gia hoạt động chính trị ở Ấn Độ đến khi tư tưởng chia tách Ấn Độ của các lãnh tụ Muslim đã phát triển đến mức không thể thay đổi.

33 Quan hệ giữa một số nước lớn xung quanh vấn đề nhà nước Hồi giáo tự xưng IS / PGS. TS. Nguyễn Hữu Cát, ThS. Trần Văn An // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 08 (156) .- Tr. 17-26 .- 327

Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố nói chung và đặc biệt là cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại khu vực Trung Đông đã tác động mạnh đến quan hệ của các nước lớn có mặt tai đây. Bài viết tập trung phân tích một số cặp quan hệ quan trọng như: Nga – Mỹ, Nga – EU, Nga – Trung Quốc xung quanh cuộc chiến chống IS và chủ nghĩa khủng bố, chỉ ra tính chất cơ bản của mỗi cặp quan hệ thông qua việc nhận diện và đánh giá tính hợp tác và tính cạnh tranh, thậm chí đối đầu trong mỗi cặp quan hệ.

34 Vấn đề phụ nữ mua vui trong quan hệ chính trị của Hàn Quốc và Nhật Bản (1990-2017) / Cao Nguyễn Khánh Huyền // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 8 (210) .- Tr. 23-29 .- 327

Nghiên cứu về lịch sử hình thành của vấn đề phụ nữ mua vui trong quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản, những động thái và quan điểm của chính phủ hai bên nhằm giải quyết mâu thuẫn này, đồng thời chỉ ra một số ảnh hưởng của vấn đề nói trên đến quan hệ chính trị giữa hai quốc gia này từ năm 1990 đến năm 2017.

35 Sự tiến triển trong quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Ấn Độ và Myanmar giai đoạn 1992-2011 / ThS. Nguyễn Tuấn Bình // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 3 (216) .- Tr. 28-35 .- 327

Đề cập về mối quan hệ hai nước Ấn Độ và Myanmar từ năm 1992 đến năm 2011 và đưa ra một số nhận xét, đánh giá; qua đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về chính sách đối ngoại của Ấn Độ - Myanmar trong giai đoạn nghiên cứu.

36 Quan hệ chính trị - ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam (1995 – 2010) / Đào Ngọc Tuấn // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 35-41 .- 327

Phân tích những yếu tố thúc đẩy quan hệ chính trị - ngoại giao Hòa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010. Sự phát triển quan hệ chính trị - ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010.

37 Sự tiến triển trong quan hệ chính trị ngoại giao, an ninh quốc phòng giữa Trung Quốc và Indonesia giai đoạn 1990 – 2015 / TS. Đàm Huy Hoàng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 1 (214) .- Tr. 11-16 .- 327

Indonesia là một đối tác lớn của Trung Quốc và có ảnh hưởng quan trọng trong khu vực. Sự hợp tác song phương Trung Quốc – Indonesia không chỉ là sự hợp tác giữa hai quốc gia mà nó còn có thể được xem như một trong những hình mẫu về hợp tác giữa hai nước đang phát triển trong thế giới đương đại. Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc và Indonesia, đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đỉnh cao là khi hai nước nâng cấp “Quan hệ đối tác chiến lược” lên “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” vào năm 2013. Từ đây, quan hệ giữa hai nước đã được thúc đẩy mạnh hơn trên tất cả các mặt, trong đó có quan hệ chính trị - ngoại giao và an ninh – quốc phòng.

38 Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Ấn Độ và Indonesia giai đoạn 1947-1955: Cơ sở và thành tựu / NCS. Lê Thị Quý Đức // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 1 (214) .- Tr. 26-34 .- 327

Phân tích một số cơ sở cốt lõi cho sự phát triển quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Ấn Độ và Indonesia (1947 – 1955), đồng thời, nêu lên những thành tựu chính trị - ngoại giao chủ yếu nhất mà hai nước đã đạt được trong giai đoạn nói trên.

39 Quan hệ chính trị Ấn – Trung: Từ sau liên kết sách lược đến đối thủ chiến lược (giai đoạn đầu thập niên 1950 – đầu thập niên 1970) / Bảo Nguyễn Trọng Nghĩa // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 1 (62) .- Tr. 12-17 .- 327

Phân tích quá trình chuyển biến nhanh chóng từ khi liên kết sang đối đầu của Ấn Độ và Trung Quốc trong giai đoạn đầu thập niên 1950 đến đầu thập niên 1970.

40 Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ và tác động đến quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn sau bình thường hóa / Đoàn Ngọc Tuấn // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 1 (62) .- Tr. 41-47 .- 327

Làm rõ quá trình hình thành và tác động của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đến quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn sau bình thường hóa. Từ đó đưa ra kết luận rằng, cộng đồng người Việt chính là cầu nối quan trọng giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Hoa Kỳ, từ đó góp phần đóng góp tích cực vào việc bồi đắp quan hệ chính trị hai quốc gia.