CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng số

  • Duyệt theo:
81 Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam: Thực trạng và đề xuất / Thiếu Quang Hiệp // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 731 .- Tr. 20 - 22 .- 658

Bài viết phân tích thực trạng phát triển ngân hàng số ở Việt Nam thời gian qua, đưa ra một số đề xuất trong bối cảnh mới.

82 Ngân hàng số: tầm nhìn đến năm 2030 / An Phương Điệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 63 .- Tr. 7-9 .- 332.12

Ngày nay, một từ khóa đang được quan tâm là "ngân hàng số" - một hình thái ngân hàng rất khác với trước đó, hoàn toàn không có trụ sở, mọi người vụ được thực hiện trực tiếp trên không gian mạng Internet. Rất nhiều tổ chức ngân hàng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới đang dốc sức toàn lực vào hoạt động số hóa, hay còn gọi là chuyển đổi số, để nhanh chóng đưa ngân hàng tiến tới hình thái này, trở thành những tổ chức tiên phong với lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. Bài báo này tập trung đưa ra các vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm trong công cuộc xây dựng ngân hàng số, cũng như dự đoán về sự thay đổi không chỉ của ngân hàng mà còn của cả các khách hàng với sự ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong vòng 10 năm tới.

83 Xu hưởng phát triển xã hội không tiền mặt trong cuộc cách mạng công nghệ ngân hàng sô / Đặng Hà Giang // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 15 .- Tr. 12-15,25 .- 332.12

Nêu xu hướng phát triển xã hội không tiền mặt trong thời đại công nghệ sô, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.

84 Giải pháp phát triển ngân hàng số tại Việt Nam / Trần Thị Thanh Vân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 701 .- Tr.37 - 39 .- 332.024

Bài viết trao đổi về thách thức của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và đưa ra một số giải pháp nhằm nắm bớt cơ hội trong thời gian tới.

85 Xu hướng chuyển đổi số và rủi ro ảnh hưởng tới các tổ chức tài chính Việt Nam / Phó Đức Giang // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 1+2(538+539) .- Tr. 35-38 .- 332.1

Bài viết nhận diện ba tủy chọn để các ngân hàng có thể hướng tới sự dịch chuyển quan trọng này, đồng thời chỉ ra một số rủi ro ảnh hưởng tới các tổ chức tài chính Việt nam trong quá trình chuyển đổi số.

86 Bảo mật thông tin khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số / TS. Nguyễn Thị Thái Hưng // .- 2020 .- Số 540+541 .- Tr. 36-43 .- 332.4

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh, tạo ra những thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống. Sự thay đổi này dẫn đến phải thay đổi mô hình quản trị, cấu trúc quản lý, thay đổi các sản phẩm dịch vụ trong các ngân hàng, đồng thời phải tăng cường quản trị rủi ro, đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ thông tin của khách hàng.

87 Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam / Phạm Bích Liên, Nguyễn Ngọc Duẩn, Tô Thị Diệu Loan // Ngân hàng .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 14-20 .- 332.12

Đề cập tới sự phát triển ngân hàng số; Ngân hàng số với thanh toán không dùng tiền mặt; khó khăn và thách thức trong triển khai ngân hàng số nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; một số đề xuất nhằm phát triển ngân hàng số trong thanh toán.

88 Những vấn đề về chuyển đổi sang mô hình ngân hàng số / Trần Thị Vân Anh // Ngân hàng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 7-15 .- 332.12

Đánh giá, phân tích những thách thức mà các ngân hàng thương mại VIệt Nam cần phải vượt qua để có thể chuyển đổi và phát triển thành công mô hình ngân hàng số.

89 Các nhân tố tác động đến tiếp cận dịch vụ tài chính qua ngân hàng số: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam / Bùi Kiên Trung, Phạm Bích Liên, Khúc Thế Anh // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 261 .- Tr. 20-29 .- 332.12

Trên cơ sở phát triển mô hình lý thuyết hành vi chấp nhận công nghệ (TAM), nhóm tác giả tiến hành đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ tài chính thông qua ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số với nghiên cứu điển hình tại Việt Nam. Với việc sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng, số liệu thu thập từ cá nhân đã sử dụng dịch vụ ngân hàng số trên địa bàn Việt Nam, kết quả cho thấy có 3 biến chính tác động trực tiếp đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số là ảnh hưởng xã hội, bảo mật và tính hữu ích. Đồng thời, có 2 biến tác động gián tiếp là tính thích ứng và dễ sử dụng. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cụ thể.

90 Ngân hàng số : triển vọng phát triển trong tương lai / Phan Tiến Đạt, Lưu Ánh Nguyệt // Ngân hàng .- 2019 .- Số 2+3 .- Tr. 116-121 .- 332.12

Trình bày quan điểm về ngân hàng số; Thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam; Xu hướng phát triển ngân hàng số trong thời gian tới;Kiến nghị đối với cơ quan quản lý và tổ chức tín dụng.