CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng số

  • Duyệt theo:
1 Chuyển đổi số trong quản lí tài chính cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đào Lê Kiều Oanh // .- 2024 .- Số 12 - Tháng 6 .- Tr. 29-33 .- 332

Bài viết nghiên cứu sơ lược về quản lí tài chính cá nhân và triển vọng, thực tiễn cũng như thách thức phát triển dịch vụ tài chính cá nhân trên nền tảng số tại các ngân hàng Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đối mặt với các thách thức hiện có của các ngân hàng Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã, đang và sẽ có những dịch vụ trên nền tảng số, nổi bật là tích hợp dịch vụ trong ứng dụng mobile của ngân hàng dành cho cá nhân.

2 Bảo đảm bí mật thông tin người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số ở Việt Nam / Trần Thế Hệ // .- 2024 .- Số 5 (177) - Tháng 5 .- Tr. 15 – 19 .- 340

Trong thời đại công nghệ, sự xuất hiện các ngân hàng số là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số của người tiêu dùng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về bảo mật thông tin người tiêu dùng. Khi sử dịch vụ ngân hàng số thì thông tin người tiêu dùng dễ bị tiếp cận, đánh cắp cho các mục đích phi pháp. Bài viết làm rõ quy định pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin người tiêu dùng, qua đó chỉ ra một số hạn chế, bất cập và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo mật thông tin người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số ở Việt Nam.

3 Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới lòng trung thành của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ngân hàng số / Khúc Thế Anh, TS. Phùng Thanh Quang, Mai Đức Dương, Nguyễn Thị Mai Hương // .- 2024 .- Số 10 - Tháng 5 .- Tr. 18-26 .- 658

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện với mẫu nghiên cứu gồm 436 câu trả lời. Kết quả chỉ ra việc thực hiện CSR của các NHTM Việt Nam ở đa số khía cạnh có tác động trực tiếp, tích cực đến cả lòng trung thành nhận thức và lòng trung thành hành vi của khách hàng (ngoại trừ khía cạnh CSR đối với cổ đông và lòng trung thành hành vi), đồng thời, lòng trung thành nhận thức cũng tương tác tích cực với lòng trung thành hành vi của khách hàng. Từ đó, nhóm tác giả nêu một số khuyến nghị nhằm gia tăng hiệu quả của việc thực hiện CSR và duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng số.

4 Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông / Đỗ Văn Tính // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- .- 332.12

Ngân hàng số được hiểu là sự kết hợp các công nghệ đang phát triển và công nghệ mới dựa trên cơ tích hợp hệ thống công nghệ và các sản phẩm với nhau để mang lại trải nghiệm khách hàng một cách quả. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã liên minh chiến lược với các đối tác trong và ngoài nước Hiệp hội viễn thông tài chính liên minh toàn cầu (SWIFT), Quỹ phát triển nông thôn (RDF), Hệ chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới (Western Union), liên minh thẻ Vietcombank.

5 Tiền kỹ thuật sô của một số nước châu Á và hàm ý cho Việt Nam / Hoàng Nguyên Khai // .- 2024 .- Số 273 - Tháng 01 .- Tr. 87-95 .- 330

Tổng quan về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương quốc gia phát hành. Nghiên cứu về sự phát triển tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương tại một số nước châu Á và hàm ý cho Việt Nam.

6 Thực trạng và giải pháp số hóa của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) / Đàm Thị Thảo // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 67-71 .- 332.12

Bài viết sử dụng một số kết quả nghiên cứu làm cơ sở lý luận và chứng minh cho nhận định đã trình bày. Qua nghiên cứu tại Agribank, các giải pháp số hóa dịch vụ ngân hàng đề xuất có thể áp dụng cho cả Agribank và toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

7 Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng số / Nguyễn Thị Hồng Nguyệt, Hồ Thị Khánh Viên // .- 2024 .- Số 246 - Tháng 3 .- Tr. 59-64 .- 657

Nghiên cứu định tính và định lượng được áp dụng dựa trên thuyết tâm lý học nhận thức, để khám phá và đo lường nhận thức của khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, chất lượng hệ thống bao gồm các khía cạnh: thiết kế giao diện thuận tiện và dễ sử dụng, tốc độ giao dịch nhanh, bảo mật an ninh được khách hàng đánh giá cao và có tác động mạnh đến sự hài lòng của khách hàng; tiếp theo là sự đáp ứng uy tín ngân hàng và yếu tố chất lượng dịch vụ. Kết quả nghiên cứu, là tài liệu tham khảo và là cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện sự hài lòng của khách hàng giúp khách hàng hài lòng hơn, là nền tảng để khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng số lâu dài hơn.

8 Giải pháp gia tăng lợi ích ngân hàng số / Huỳnh Thị Thanh Trúc // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 92-94 .- 332.12

Nghiên cứu này thảo luận xu thế phát triển ngân hàng số hiện nay trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nghiên cứu thảo luận một số giải pháp phát triển ngân hàng số cho Việt Nam trong thời gian tới nhằm gia tăng các lợi ích từ ngân hàng cho người dân, nhà đầu tư, cho doanh nghiệp và đóng góp vào phát triển kinh tế nước nhà.

9 Tác động từ dịch vụ ngân hàng số đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại / Phan Thị Hằng Nga, Đoàn Thị Thủy // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 79-83 .- 332.12

Nghiên cứu này phân tích tác động của dịch vụ ngân hàng số đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, tác giả đã sử dụng phương ước lượng mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Squares) dựa trên dữ liệu thứ cấp của 23 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dịch vụ ngân hàng số có quan hệ cùng chiều và có tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trong mẫu quan sát. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý chính sách cho các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả kinh doanh.

10 Phát triển ngân hàng hợp kênh : kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam / Phạm Minh Tú // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 50-59 .- 332.12

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển mô hình ngân hàng hợp kênh tại một số quốc gia, bài viết đưa ra những khuyến nghị cho việc phát triển ngân hàng hợp kênh tại Việt Nam trong thời gian tới.