Kinh tế số Việt Nam: Tổng quan, tiềm năng phát triển và hàm ý chính sách
Tác giả: Lê Sĩ ĐồngTóm tắt:
Bài viết nghiên cứu tổng quan thực trạng, xu hướng và tiềm năng phát triển cũng như các giải pháp phát triển KTS Việt Nam dựa trên: (i) Việc phân loại khái niệm KTS theo các phạm vi: KTS lõi, KTS theo nghĩa hẹp, KTS theo nghĩa rộng. Việc phân loại này cho thấy vai trò, sự tương tác giữa các thành phần công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 với các mô hình kinh tế trong các lĩnh vực KTS; (ii) Xu hướng phát triển KTS từ sự phát triển của các công nghệ kỹ thuật số; và (iii) Các đặc trưng đánh giá tiềm năng cũng như một số phương pháp đo giá trị của KTS để đánh giá sự phát triển KTS Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cho tới nay, KTS Việt Nam phát triển mạnh phần lớn nhờ sự phát triển của lĩnh vực Công nghiệp kỹ thuật số (ICT) và Thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, ngoài ICT và TMĐT, tiềm năng phát triển KTS Việt Nam sẽ còn rất lớn nhờ sự phát triển của KTS ngành, lĩnh vực và từ kết quả của quá trình chuyển đổi số.
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam
- Thực trạng, cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển kinh tế đô thị gắn với hoạt động kinh tế số
- Thực trạng nguồn lao động trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam giai đoạn 2019 -2023
- Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số: Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam
- Kinh tế trong kỷ nguyên số – Khó khăn và thách thức tại Việt Nam