CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngoại ngữ--Dạy và học
1 Kỹ thuật điều chỉnh giáo trình của giảng viên trong giảng dạy ngoại ngữ: nghiên cứu tại Trường Đại học Luật Hà Nội / Nguyễn Thu Trang // .- 2021 .- tập 5, số 3 .- Tr. 334-350 .- 428
Bài viết tìm hiểu kỹ thuật của giảng viên trong việc điều chỉnh giáo trình dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính thông qua số liệu thu thập. Từ đó đưa ra một số góp ý nhằm điều chỉnh giáo trình nói riêng và tài liệu dạy học nói chung.
2 Giảng dạy ngoại ngữ định hướng du lịch bằng dự án Audioguide trên Izi.travel / Nguyễn Thức Thành Tín, Viên Thế Khánh Toàn, Vũ Triết Minh // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 9 (352) .- Tr. 66 - 77 .- 400
Trình bày các điều như sau: 1. Đặt vấn đề; 2. Audioguide là gì?; 3. Thực tiễn xã hội tham chiếu cho việc dạy học; 4. Dạy học theo dự án và cách tiếp cận bằng hành động; 5. Dự án Audioguide trong dạy học ngoại ngữ chuyên ngành Du lịch; 6. Vai trò của các tác nhân chính trong dự án; 7. Các bước tiến hành; 8. Thuận lợi và khó khăn; 9. Kết luận.
3 Kết hợp từ cố định trong việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ / Nguyễn Thị Việt Lê // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 7 (274) .- Tr. 52-55 .- 400
Đưa ra một số nhận xét về hiện trạng dạy và học kết hợp từ cố định hiện nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học kết hợp từ cố định.
4 Về mô hình lớp học đảo ngược và việc áp dụng mô hình này trên giảng đường Đại học / Nguyễn Phong Thu // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 4 (271) .- Tr. 39 - 42 .- 400
Giới thiệu khái quát mô hình lớp học cũng như chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân từ việc áp dụng mô hình trong giảng dạy ngoại ngữ, với mong muốn nhân rộng mô hình này trên giảng đường đại học.
5 Các đặc tả năng lực ngoại ngữ của người học ở trình độ ngưỡng và hướng chi tiết hóa theo các đặc điểm của ngữ cảnh sử dụng / Trần Thị Minh Thảo // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2017 .- Số 10(264) .- Tr. 78- 83 .- 400
Phân tích một cách có phê phán các đặc tả năng lực sử dụng ngoại ngữ ở trình độ ngưỡng trong Khung tham chiếu trình độ chung châu Âu và Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo công thức SPEAKING của Dell Hymes để từ đó gợi ra hướng chi tiết hóa các đặc tả năng lực cho phù hợp hơn với các ngữ cảnh sử dụng cụ thể.
6 Vai trò của động cơ trong giảng dạy ngoại ngữ / Đỗ Thị Anh Thư // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 9 (251)/2016 .- Tr. 63 – 66 .- 400
Nêu vai trò của động cơ trong việc dạy ngoại ngữ, một số cách phân loại động cơ và những đặc điểm ở một học viên có động cơ học tập.
7 Từ khung tham chiếu chung châu Âu đến khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam / Tôn Nữ Mỹ Nhật // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 7 .- Tr.37 – 48 .- 420
Trình bày những nội dung cơ bản về Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) và khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Qua đó, đưa ra một số thảo luận nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngoại ngữ ở Việt Nam.
8 Các nhân tố ảnh hưởng phương thức dịch câu bị động tiếng Anh sang tiếng Việt / Hoàng Công Bình // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 2 .- Tr. 47 – 56 .- 410
Bài viết khảo sát các cách thức chuyển dịch câu bị động tiếng Anh sang tiếng Việt, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng hay chi phối việc lựa chọn các phương thức dịch câu bị động tiếng Anh.