CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách

  • Duyệt theo:
51 Chính sách phát triển du lịch biển của chính quyền tỉnh thanh hóa : thực trạng và một số khuyến nghị / Trần Thị Hoàng Mai, Nguyễn Hoài Nam, Phạm Nguyên Hồng // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 4 (539) .- Tr. 64-74 .- 910

Bài viết phân tích thực trạng triển khai các chính sách phát triển du lịch biển của chính quyền tỉnh Thanh Hỏa, bao gồm: chính sách thu hút đầu tư, chính sách p thiên nguồn nhân lực và chính sách xúc tiễn, quảng bá. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kể mô tả với các số liệu thứ cấp thu thập từ các bảo cáo chính thức, để tài nghiên cứu khoa học đã có và số liệu sơ cấp thu khảo sát các cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch biển. Trên cơ sở kết quả khảo sát, nhóm tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế còn tại và đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện chính sách phát triển du lịch biển tại tỉnh Thanh Hóa.

52 Marketing nông nghiệp xanh ở Việt Nam: Thực trạng và những khuyến nghị chính sách / Nguyễn Quang Trung // .- 2022 .- Số 67(77) .- Tr. 9-14 .- 658.8

Marketing xanh có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái thông qua việc thúc đẩy sản xuất và bản các sản phẩm tinh khiết. thân thiện với môi trường với việc bảo vệ cân bằng sinh thái (Chamorro & Banegil, 2006) nhằm cải thiện chất lượng môi trường và đạt được sự hài lòng của khách hàng (Ottman & cộng sự, 2006). Thông qua phân tích định tính dựa trên dữ liệu thứ cấp, bài viết trình bày thực trạng Marketing (NN) xanh ở VN, từ thực trạng, tác giả bài viết có ba khuyến nghị để phát triển Marketing NN xanh ở VN là cần xây dựng một chiến lược tổng thể Marketing NN xanh VN, nên có sự đầu tư phù hợp cho việc phục hồi những giá trị, kinh nghiệm và phương thức sản xuất truyền thống với những thương hiệu sản phẩm NN truyền thống và tăng cường đầu tư quảng bá hình ảnh NN xanh VN ra thị trường toàn cầu.

53 Tác động của chính sách hỗ trợ tài chính đến người lao động yếu thế tại Bình Dương / Đặng Ngọc Minh Thi // .- 2023 .- Số 67(77) .- Tr. 38-45 .- 658.15

Bài viết nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm các yếu tố tác động đến các chính sách hỗ trợ tài chính cho người lao động yếu thể tại tỉnh Bình Dương, tài chính cho người lao động yểu thể như: Hồ sơ, thủ tục có liên quan đến chính sách Trình độ học vấn, Độ Tuổi; Ngành nghề làm việc; Thu nhập trung bình hàng tháng: Giới tỉnh của người lao động. Qua phân tích từ dữ liệu khảo sát với 215 người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương nhằm phân tích những khó khăn mà người lao động gặp phải khi tiếp cận các chính sách hồ trợ. Kết quả mô hình nhị phân Binary Logistic cho thấy các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ tài chính cho người lao động bao gồm các yếu tố có thủ tự như sau: Hồ sơ, thủ tục tiếp cận chính sách, Giới tỉnh, Trình độ học vấn và Tuổi. Các biến Ngành nghề, Thu nhập trung bình hàng tháng không có ý nghĩa thống lên biến phụ thuộc khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ.

54 Xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung đông - Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam / Trịnh Thị Lan Anh // .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 81-84 .- 330

Xuất khẩu hàng nông sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hằng năm. Thị trường Trung Đông với 16 quốc gia và vùng lãnh thổ là thị trường tiêu thụ lớn với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, tính thanh khoản của thị trường cao. Đây cũng là thị trường nhập khẩu một lượng lớn hàng nông sản do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp do được thiên nhiên ưu ái. Sự thâm nhập của nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Đông khá muộn nên kim ngạch xuất khẩu còn ở quy mô nhỏ.

55 Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Bùi Huy Nhượng, Lê Quốc Hội, Lê Như Quỳnh // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 310 .- Tr. 2-12 .- 332.63

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho sự phát triển của nền kinh tế, giúp các quốc gia tiếp cận công nghệ mới, trình độ quản lý, mở rộng thị trường xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Trên thực tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong thu hút vốn FDI sau hơn 35 năm đổi mới và mở cửa. Đó là kết quả của sự nỗ lực trong quá trình hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam thời gian qua. Bài viết này phân tích thực trạng quá trình hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam ở các khía cạnh: hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư và chính sách xúc tiến đầu tư. Bài viết đánh giá về những thành công, hạn chế của các chính sách đó, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam trong giai đoạn tới.

56 Chính sách và khung pháp lý cho phát triển dịch vụ đêm tại Việt Nam / Lê Quang Đăng, Trần Phương Mai // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 12-14 .- 910

Du lịch góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và tận dụng tối đa các tài nguyên, nguồn lực để thu hút khách du lịch, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên các hoạt động về đêm tiềm ẩn những bất cập khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội. Vì vậy cần nghiên cứu chính sách, hoàn thiện khung khổ pháp lý để thúc đẩy kinh tế bán đêm và dịch vụ ban đêm, thúc đẩy kinh tế phát triển.

57 Phát triển kinh tế ban đêm: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam / Trần Thị Thu Hương, Trần Thị Thu Thủy // .- 2022 .- Số 12(535) .- Tr. 93-101 .- 330

Bài viết tìm hiểu kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế ban đêm ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm cho Việt Nam trong thời gian tới.

58 Đánh giá thực trạng chính sách phát triển đội ngũ trí thức ở Việt Nam / Lê Văn Hùng // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 7(530) .- Tr. 55-65 .- 658

Bài viết tập trung phân tích thực trạng chính sách phát triển đội ngũ trí thức, chỉ ra những thành công và những mặt còn hạn chế về chính sách và thực thi chính sách giai đoạn vừa qua.

59 Kinh nghiệm phát triển ngân hàng số tại một số quốc gia khu vực châu Á và bài học đối với Việt Nam / Tô Thị Diệu Loan // Ngân hàng .- 2022 .- Số 13 .- Tr. 47-56 .- 332.12

Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chính sách tạo môi trường phát triển ngân hàng số tại các quốc gia khu vực châu Á và đánh giá thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam, bài viết đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy và quản lý hiệu quả ngân hàng số trong thời gian tới.

60 Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập / Bùi Tuấn Thành, Đỗ Đức Vương // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 7-13 .- 330

Nghiên cứu hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập ở Việt Nam. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cạnh tranh trung lập đã dần được đề cập và triển khai, hướng đến loại bỏ hành vi cạnh tranh không còn phù hợp, đổi mới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước, duy trì và phát triển những đóng góp tích cực của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế nước nhà trên cơ sở đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đối với một nước đang phát triển và hội nhập như Việt Nam, vấn đề cạnh tranh trung lập càng cần được chú trọng và áp dụng triển khai một cách phù hợp trong nền kinh tế. Thực tế hiện nay cho thấy, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế, bất chấp đang được hưởng ưu đãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực đặc quyền.