CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách

  • Duyệt theo:
41 Hoàn thiện chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam / Lê Xuân Trường // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 12-16 .- 336.2

Có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng để bảo vệ môi trường như: Hành chính, giáo dục, kinh tế. Tùy theo đặc điểm của các tác nhân gây ô nhiễm môi trường mà sử dụng thuế hoặc phí bảo vệ môi trường cho phù hợp. Trong thực tiễn, chính sách phí bảo vệ môi trường của Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước. Bài viết này đánh giá thực trạng chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam, nhằm phát huy vai trò của phí bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

42 Giải pháp hoàn thiện chính sách thu ngân sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam / Mai Đình Lâm // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 17-20 .- 336.2

Chính sách thu ngân sách bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững, góp phần hoàn thiện thể chế, cơ chế tài chính và cơ cấu lại nguồn thu ngân sách nhà nước cho giai đoạn tới là một trong những nội dung quan trọng trong hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách của Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng chính sách thu ngân sách bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách trên trong thời gian tới.

43 Chính sách thuế môi trường tại các nước Châu Âu và khuyến nghị đối với Việt Nam / Trần Lương Quang Minh // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 24-34 .- 336.2

Chính sách thuế môi trường (hay còn gọi là thuế xanh, thuế sinh thái) là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống chính sách thuế gián thu của nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia sử dụng thuế môi trường như một công cụ tài chính hữu hiệu nhằm hạn chế những hành vi gây tác động xấu đến môi trường để góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường. Bài viết khái quát kinh nghiệm của châu Âu trong việc áp dụng thuế môi trường và đưa ra khuyến nghị về việc hoàn thiện chính sách thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

44 Chính sách tín dụng ứng phó với biến đổi khí hậu tại một số nước / Nguyễn Quang Minh // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 53-56 .- 332

Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của chính sách tín dụng ứng phó biến đổi khí hậu đến tăng trưởng kinh tế trên thế giới qua việc phân tích thực trạng mối quan hệ giữa các chính sách tín dụng, kênh truyền dẫn chính sách và biến đổi khí hậu tại các quốc gia; Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong triển khai chính sách tín dụng ứng phó biến đổi khí hậu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và rút ra bài học cho Việt Nam.

45 Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam và hàm ý chính sách / Tạ Thị Kim Dung, Đỗ Cẩm Hiện // .- 2023 .- Sô 17 (626) .- Tr. 68-74 .- 332.12

Bài viết tổng quan kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam năm 2022 dựa trên mô hình CAMEL. Phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính của 30/35 ngân hàng cho thấy, các ngân hàng có tăng trưởng mạnh về lợi nhuận nhưng chất lượng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn còn thấp, khả năng sinh lời cải thiện nhưng còn chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng hoạt động. Từ đó, bài viết hàm ý một số chính sách để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng

46 Tác động của chính sách hướng Nam mới của Đài Loan đến hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đài Loan / Phan Thị Diễm Huyền // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 40-42 .- 327

Sau khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của vùng lãnh thổ Đài Loan (sau đây gọi tắt là Đài Loan), bà Thái Anh Văn và chính quyền của mình đã đưa ra chính sách hướng Nam mới, tập trung vào việc mở rộng phạm và lĩnh vực hướng Nam, làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước Đông Nam Á và Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở làm rõ những kết quả đạt được, bài viết chỉ ra những hạn chế và vấn đề đặt ra trong hợp tác phát triển Việt Nam - Đài Loan kể từ năm 2016 đến nay, từ đó đưa ra dự báo triển vọng cho hợp tác Việt.

47 Chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam / Trần Đình Nuôi, Trần Thị Việt Hà // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 63-65 .- 658

Chuyển đổi số không chỉ là xu thế phát triển tất yếu hiện nay mà còn đang trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay để tồn tại, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19. Hiện nay, các quốc gia có mức độ chuyển độ số mạnh đều ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của các quốc gia để rút ra những bài học nhằm thúc đẩy chuyển đổi số các SMEs hiệu quả trong tương lai, rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước đi trước.

48 Chính sách thuế tài nguyên : kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam / Trần Lương Quang Minh // .- 2023 .- Số 812 .- Tr. 59-62 .- 657

Bài viết phân tích chính sách thuế tài nguyên của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện chính sách về thuế tài nguyên tại Việt Nam.

49 Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính bệnh viện trực thuộc các trường đại học y, dược công lập ở Việt Nam / Phạm Xuân Thắng // .- 2023 .- K2 - Số 250 - Tháng 10 .- Tr. 16-20 .- 657

Thực trạng chính sách quản lý tài chính bệnh viện trực thuộc các trường đại học y, dược công lập ở Việt Nam. Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý tài chính bệnh viện trực thuộc các trường đại học y, dược công lập ở Việt Nam.

50 Chính sách thuế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và sử dụng xe ô tô điện tại Việt Nam / Đào Phú Quý, Nguyễn Hồng Hạnh // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 23-28 .- 336.2

Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã đề ra các chính sách và chủ trương về việc thúc đẩy và sản xuất xe ô tô thân thiện với môi trường thông qua áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế, phí và lệ phí. Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa việc sản xuất và sử dụng dòng xe này, Việt Nam cần rà soát và đề xuất để nâng cao hiệu quả của các chính sách thuế đối với xe ô tô điện. Theo đó, việc xây dựng nghiên cứu về “Chính sách thuế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và sử dụng xe ô tô điện tại Việt Nam” có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn, vừa hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ toàn diện hệ thống chính sách ưu đãi đối với ngành sản xuất ô tô thân thiện môi trường, vừa định hướng cho các nhà xây dựng chính sách trong việc hoàn thiện các quy định có liên quan.