CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế
181 Giải pháp phòng ngừa tác động tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam hiện nay / Trần Trung Hải // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 520 tháng 07 .- Tr. 16-18 .- 330
Triình bày tác tiêu cực của nợ công đến an ninh kinh tế của Việt Nam và giải pháp phòng ngừa.
182 Khung phân tích đô thị thông minh: nghiên cứu tình huống các tỉnh/thành Đông Nam Bộ / Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Văn Dũng, Trần Thị Phú Duyên, Nguyễn Văn Viên // Phát triển kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 29(6) tháng 6 .- Tr. 5-26 .- 330.124
Nghiên cứu xác định khung phân tích đô thị thông minh từ tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm ở các đô thị trên thế giới, đồng thời, phân tích xu hướng tiệm cận đô thị thông minh ở 6 tỉnh/thành Đông Nam bộ, bao gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy TP.HCM với chỉ số đô thị thông minh (Smart City Index – SCI) 0,86 là thành phố chiếm ưu thế lớn nhất trong hầu hết các yếu tố đánh giá chỉ số đô thị thông minh vùng. Trong khi đó, với chỉ số được xem là thấp nhất khi tiệm cận đô thị thông minh: SCI: –0,90, có thể thấy năng lực cạnh tranh và cơ sở hạ tầng về văn hóa, y tế, giáo dục của Bình Phước còn cần nhiều nỗ lực phải cải thiện. Bình Dương (SCI = 0,36) hiện đang có thế mạnh trong trụ cột quản trị và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bà Rịa - Vũng Tàu (SCI = –0,41) đã và đang làm tốt trụ cột môi trường thông minh trong khi Đồng Nai (SCI = 0,06) có lợi thế trong tiệm cận trụ cột kinh tế thông minh về tăng trưởng, và Tây Ninh vẫn còn nhiều khoảng cách trên các trụ cột hướng đến đô thị thông minh (SCI = –0,30). Để thực hiện mục tiêu hướng đến đô thị thông minh, các tỉnh/thành Đông Nam bộ cần tập trung vào ba nội dung quan trọng, bao gồm: (1) Nâng cao tính kết nối và chất lượng cơ sở hạ tầng vùng; (2) Tiếp tục cải thiện vốn con người về kỹ năng và năng lực đổi mới sáng tạo; và (3) Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông theo hệ sinh thái đô thị phức hợp.
183 Đánh giá tác động của tăng thuế gián thu đến nền kinh tế / Tô Trung Thành, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Việt Phong, Bùi Trinh // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 480 tháng 5 .- Tr. 3-14 .- 658.153
Trong bối cảnh ngân sách nhà nước hụt thu do chi tiêu thương xuyên lớn, đầu tư không hiệu quả và lộ trình giảm thuế nhập khẩu khi tham gia hội nhập sâu với thế giới, dẫn tới những đề xuất tăng thuế, trong đó có thuế gián thu ( thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường) lên một số sản phẩm. Nghiên cứu này đánh giá tác động của việc tăng thuế gián thu một số mặt hàng đến các ngành còn lại, từ đó ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế qua chỉ số giá sản xuất, tổng gia tăng.
184 Khoảng cách thu nhập theo giới của lao động làm công ăn lương tại Việt Nam giai đoạn 2012-2014 / Nguyễn Hoàng Oanh, Hoàng Thu Hằng // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 254 tháng 08 .- Tr. 10-20 .- 330
Hiện nay, tình trạng chênh lệch thu nhập theo giới còn rất phổ biến, đặc biệt ở những nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Điều này dẫn tới tình trạng các nguồn lực và các lợi ích phát triển được phân phối một cách phi hiệu quả và không công bằng, gây cản trở tăng trưởng bền vững. Bài viết này sử dụng phương pháp phân rã Blinder-Oaxaca dựa trên bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách thu nhập theo giới của nhóm lao động làm công ăn lương ở Việt Nam giai đoạn 2012- 2014. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự chênh lệch thu nhập giữa lao động nữ và nam; các yếu tố làm giảm khoảng cách thu nhập theo giới gồm khu vực thành thị − nông thôn, trình độ học vấn, ngành, nghề, hình thức sở hữu,…; các yếu tố làm gia tăng khoảng cách thu nhập theo giới gồm dân tộc, tình trạng hôn nhân và các yếu tố không quan sát được như định kiến giới và nhận thức hạn chế về bình đẳng giới của xã hội.
185 Phản ứng của giá cổ phiếu đối với biến động chính sách kinh tế thế giới và chính sách tiền tệ tại Việt Nam / Lê Hồ An Châu, Nam Sỹ Nam, Nguyễn Thị Mai Huyên // Phát triển kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 29(3) tháng 3 .- Tr. 5-22 .- 330
Phân tích thực nghiệm về phản ứng của giá cổ phiếu trước các cú sốc về biến động chính sách kinh tế thế giới và thay đổi trong chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Sử dụng mô hình tự hồi quy vector dạng cấu trúc (SVAR) với các ràng buộc trong ngắn hạn và dữ liệu tháng trong giai đoạn từ 01/2008 đến 12/2017, nghiên cứu tìm thấy rằng chỉ số VN-Index phản ứng nhanh và tức thời đối với biến động trong chính sách kinh tế thế giới; cụ thể sự gia tăng trong biến động chính sách làm cho giá chứng khoán biến động mạnh, giảm ngay tức thời sau đó lại tăng lại do những thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư và sự can thiệp trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính sách tiền tệ mở rộng đại diện bởi sự gia tăng trong cung tiền và tỷ giá làm cho giá cổ phiếu tăng, trong khi phản ứng với sự thay đổi của lãi suất ngắn hạn không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, một cú sốc giá dầu thế giới cũng dẫn đến một sự giảm tạm thời trong giá cổ phiếu.
186 Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam và một số đề xuất / ThS. Đỗ Thị Nhung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 679 tháng 04 .- Tr. 5-9 .- 330
Khái quát mô hình kinh tế chia sẻ; Tiềm năng và thách thức phát triển kinh tế chia sẻ đối với Việt Nam; Kinh tế chia sẻ ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng; Khai thác lợi ích từ mô hình kinh tế chia sẻ.
187 Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế biên giới phía Nam và Tây (khu vực Quảng Tây) và Vân Nam của Trung Quốc hiện nay / Lê Thanh Tuấn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 512 tháng 03 .- Tr. 13-15 .- 330
Tập trung phân tích những chính sách mà Trung Quốc áp dụng cụ thể cho từng địa phương, từ đó góp phần chung ta có cái nhìn một cách toàn diện và cụ thể hơn về chiến lược phát triển kinh tế biên giới của Trung Quốc hiện nay.
188 Du lịch Việt Nam từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn / Nguyễn Văn Tuấn // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 3-4,82 .- 910
Trình bày kết quả và dấu ấn của du lịch Việt Nam năm 2017; Những yếu tố tạo nên sự thành công năm 2017; Trăn trở về những " Điểm nghẽn" đối với phát triển du lịch; Triển vọng du lịch Việt Nam năm 2018.
189 Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong phát triển dịch vụ viễn thông ở Tập đoàn Viễn thông Quân đội / Nguyễn Văn Kỷ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 504 tháng 10 .- Tr. 60-62 .- 330
Trình bày quan điểm về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong phát triển dịch vụ viễn thông ở Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tình hình khợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong phát triển dịch vụ viễn thông ở Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Giải pháp khợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong phát triển dịch vụ viễn thông ở Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
190 Các yếu tố ảnh hưởng đến tái nghèo của người dân Trà Vinh / Nguyễn Thị Cẩm Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 504 tháng 10 .- Tr. 44-46 .- 330
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tái nghèo và khuyến nghị các chính sách nhằm giảm tỉ lệ tái nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.