CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế
161 Tác động của liên kết cung ứng vật tư đầu vào và hộ nuôi tôm đến hiệu quả kinh tế hộ : trường hợp nghiên cứu ở xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế / Nguyễn Thái Phán // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 270 .- Tr. 63-71 .- 658
Phân tích mối liên hệ giữa hộ nuôi tôm và nhà cung cấp đầu vào, và tác động của sự liên kết đến các trang trại nuôi tôm. Nghiên cứu chỉ ra rằng có bốn biến số ảnh hưởng đáng kể đến xác suất sử dụng liên kết của hộ nuôi tôm với nhà cung cấp đầu vào. Biến số có ảnh hưởng tích cực là quy mô trang trại, thành viên trong tổ chức nông dân và giới tính. Một biến có ảnh hưởng tiêu cực là tuổi. Năng suất trang trại và thu nhập ròng của hộ nuôi tôm sử dụng liên kết giữa hộ nuôi tôm và nhà cung cấp đầu vào cao hơn so với những hộ nuôi tôm không sử dụng liên kết. Nghiên cứu khuyến nghị chính quyền địa phương nên khuyến khích hộ nuôi tôm sử dụng liên kết với các nhà cung cấp đầu vào. Ngoài ra, cho phép hộ nuôi tôm vận hành các trang trại lớn hơn 1 ha là điều quan trọng đối với hộ nuôi tôm để sử dụng liên kết với nhà cung cấp đầu vào.
162 Mô hình chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong dự thảo luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt / Hoàng Thị Minh Phương // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 47-51 .- 658
Khi bàn về xây dựng mô hình chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, có quan điểm cho rằng: “Muốn một đơn vị hành chính-kinh tế trở nên đặc biệt, thì trước hết nó phải đặc biệt về thể chế. Mà thể chế thì quan trọng nhất là tổ chức chính quyền như thế nào"!. Dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đã phác họa mô hình chính quyền địa phương có thực sự đảm bảo cho sự đặc biệt của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt hay không, bài viết dưới đây sẽ phân tích để làm rõ hơn vấn đề này.
163 Quy định pháp luật hiện hành về đại biểu hội đồng nhân dân: Thực tiễn thực hiện và vấn đề đặt ra / Nguyễn Duy Nam // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 40-46 .- 340
Đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu, đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau của chính quyền địa phương nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, có hệ thống về tổ chức và hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế các cơ quan trong bộ máy nhà nước đang chuyển dần từ cai trị sang phục vụ nhân dân, đặt ra những đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, Đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra những khuyên nghị khoa học nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng là yêu cầu tất yếu khách quan đang đặt ra hiện nay.
164 Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam / Phạm Đức Minh, Phạm Thị Ngân Hà // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 12-20 .- 338
Xoay quanh vấn đề tái cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng ở Việt Nam trong suốt hơn 8 năm qua kể từ khi được xác định tại Đại hội XI của Đảng.
165 Một số vấn đề lý luận cơ bản và sự tác động kinh tế - xã hội của du lịch / Nguyễn Thu Phương // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 145-149 .- 338.4 791
Những năm gần đây và nhất là 6 tháng đầu năm 2018, du khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao. Theo số lượng thống kê từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, tính chung 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đón gần 8 triệu lượt khách, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2017. Đây là những tín hiệu đáng mừng, song cũng cần nhận thức rõ nội hàm của du lịch, kinh tế du lịch. Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản và sự tác động kinh tế - xã hội của ngành Du lịch nước ta, nhằm khai thác có hiệu quả hơn và hạn chế những tác động không tích cực đến kinh tế - xã hội của du lịch.
166 Các nhân tử và chỉ số liên kết của nền kinh tế Việt Nam / Nguyễn Mạnh Toàn, Ông Nguyên Chương, Nguyễn Thị Hương // .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 23-30 .- 330
Bài báo áp dụng mô hình cân đối liên ngành mở rộng để đo lường, phân tích sự tác động của một ngành kinh tế đến sản lượng, thu nhập trong ngành đó cũng như đến các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế. Sử dụng bảng I/O năm 2012 và 2016 của Việt Nam và các số liệu liên quan khác để xác định các nhân tử sản lượng, thu nhập và các chỉ số liên kết của 21 ngành kinh tế trong mối tương quan cơ cấu kinh tế ngành. Kết quả cho thấy các ngành Sản xuất các sản phẩm hóa chất; Sản xuất và chế biến kim loại và các sản phẩm kim loại; Sản xuất thiết bị, máy móc vẫn duy trì là những ngành có khả năng tạo ra sự thay đổi lớn nhất đối với sản lượng quốc gia. Từ đó, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm thúc đẩy mức độ lan tỏa của các ngành kinh tế đó.
167 Thể chế hay địa lý là yếu tố quyết định phát triển kinh tế? / Hoàng Xuân Trung // .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 118-123 .- 330
Sử dụng số liệu về chỉ số cạnh tranh năng lực cấp tỉnh như là biến đại diện cho thể chể và tính toán chỉ số độ ghồ ghề ở các tỉnh của Việt nam, nghiên cứu này chỉ ra rằng những tỉnh có thể chế tốt, kinh tế phát triển lại là những tỉnh có điều kiện địa lý thuận lợi. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một số tỉnh luôn xếp hạng rất thấp về chất lượng thể chế trong nhiều năm lại là những tỉnh có điều kiện địa lý không thuận lợi. Do đó, việc phát triển kinh tế ở những tỉnh khó khăn này cần phải sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ trong việc hỗ trợ các tỉnh này xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, thúc đẩy trình độ giáo dục và mạng lưới y tế toàn diện, chứ không phải chỉ tập trung quá nhiều vào việc thay đổi chất lượng thể chế ở những tỉnh này.
168 Đánh giá áp dụng quy trình VietGAHP trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên / // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 229 .- Tr. 91-98 .- 330
Bộ Nông nghiệp & Phát triên Nông thôn ban hành quy trình chăn nuôi VietGAHP (năm 2008) và sổ tay VietGAHP (năm 2013) làm cơ sở cho người chăn nuôi lợn áp dụng. Nhiều hộ nông dân ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã áp dụng quy trình VietGAHP trong chăn nuôi lợn thịt nhưng còn gặp nhiều khó khăn và chưa có đánh giá cụ thể. Nghiên cứu tập trung đánh giá quy trình chăn nuôi của các hộ VietGAHP và không VietGAHP trên cơ sở nhóm tiêu chí VietGAHP. Dựa trên thống kê so sánh và kiểm định thống kê cho thấy các hộ áp dụng quy trình VietGAHP thực hiện được nhiều tiêu chí VietGAHP hơn và cũng thu được kết quả và hiệu quả chăn nuôi cao hơn so với nhóm chăn nuôi thông thường. Kết quả mô hình Logit cũng cho thấy các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định áp dụng quy trình VietGAHP của hộ là tầm quan trọng của chăn nuôi lợn trong nông hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và việc hộ đang áp dụng mô hình VAC.
169 Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam / Chu Thanh Hải // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 18 – 26 .- 338
Sự tác động của xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp. Điều này khiến doanh nghiệp nhỏ vàvuwfa phải đối mặt với sự khác biệt về nhiều khía cạnh liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại nhưu tư duy kinh doanh, nhận thức, niềm tin, tâm lý khách hàng, văn hoá ứng xử,...
170 Phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay: Khái niệm và tiêu chí đánh giá / Nguyễn Đức Chiện // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 63 - 70 .- 330
Nghiên cứu, ứng dụng về nhưncg hảo luận về nội hàm những khái niệm và tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay trong giới khoa học.