CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế
131 Kinh tế Việt Nam năm 2019 và biện pháp thực hiện các chỉ tiêu năm 2020 / Đinh Trọng Chinh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 198 .- Tr. 17-21 .- 330
Trình bày những thành tựu kinh tế năm 2019 và những chỉ tiêu tăng trưởng và biện phá chủ yếu cho nền kinh tế năm 2020.
132 Thực trạng kinh tế chia sẻ ở Việt Nam hiện nay / Trương Thị Thanh Thủy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 549 .- Tr. 38-40 .- 330
Kinh tế chia sẻ là gì? Thực trạng kinh tế chia sẻ ở Việt Nam hiện nay. Những khó khăn hạn chế trong phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Kết luận.
133 Công cụ nới lỏng định lượng trong khủng hoảng Covid-19 / Đào Minh Thắng // Ngân hàng .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 2-7 .- 330
Trình bày sự ra đời của công cụ nới lỏng định lượng, công cụ nới lỏng định lượng trong khủng hoảng Covid-19 và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
134 Vấn đề và giải pháp đối với các khu kinh tế ở Việt Nam hiện nay / Phạm Văn Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 563 .- Tr. 4-6 .- 330
Khu kinh tế có vai trò quan trọng trong thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế của các quốc gia nên được nhiều quan tâm. Một số quốc gia đã thành công vang dội. Tuy nhiên, nhiều quốc gia quốc gia đã phải trả giá đất nước cho phát triển các khu kinh tế. Thêm vào đó, có những khu kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn được nhưng không còn thích hợp với giai đoạn tiếp theo. Do đó, Việt Nam cần phải xem xét lại các khu kinh tế hiện có, cân nhắc trong xây dựng các kinh tế cho tương lai.
135 Nâng cao chất lượng sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam: thực trạng và giải pháp / Trần Phương Mai // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 541 .- Tr. 43-45 .- 658
Gạo là một mặt hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam. Thống kê năm 2015 cho thấy, trong năm này Việt Nam đã xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, vị thế và thương hiệu của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường các nước khu vực và thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao chất lượng gạo và giá trị của thương hiệu gạo Việt là một hoạt động vô cùng cần thiết khi tính cạnh tranh hàng nông sản gạo trên trường quốc tế là khá cao và giá trị gạo Việt Nam còn thấp. Bài viết đề cập đến một số khía cạnh: chất lượng sản phẩm gạo Việt Nam và thực trạng, các tồn đọng trong giải quyết bài toán thương hiệu Gạo Việt đồng thời đưa ra một số giải pháp.
136 Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và thách thức và giải pháp đối với nền kinh tế Việt Nam / Phạm Vũ Tuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 566 .- Tr. 7-12 .- 658
Theo IMF, căng thẳng thương mại là một trong những rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hiện nay, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang là tâm điểm của căng thẳng thương mại toàn cầu, mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến này, song trên thực tế, Việt Nam có thể trở thành quốc gia dễ bị tổn thương nhất do phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu.
137 Xu hướng phát triển mới của nền kinh tế thế giới: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam / Bùi Thu Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 16-18 .- 330
Bước sang thế kỉ XXI, đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển đến mức tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào đều chịu sự tác động tương tác lẫn nhau để có thể tồn tại và phát triển, nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều quốc gia đang trong quá trình biến đổi chuyển dần sang nền kinh tế toàn cầu. Mô hình tăng trưởng kinh tế trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam cũng đang và sẽ chịu tác động của những thay đổi xu thế phát triển nền kinh tế thế giới.
138 Phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 1997-2017 trên cách tiếp cận lý thuyết năng lực hấp thụ / Ngô Thị Thanh Thúy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 31-33 .- 332.1
Mục tiêu của bài viết là đưa ra bằng chứng về mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 1997-2007, trên cơ sở tiếp cận lí thuyết năng lực hấp thụ FDI. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phân tích mô hình hồi quy đa biến trên cơ sở ứng dụng mô hình Autoregressive Distributed Lag (ARDL) của Pesaran (2001). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế tại Bình Định có ý nghĩa và phụ thuộc vào 2 yếu tố năng lực hấp thụ của địa phương bao gồm: cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
139 Tái cấu trúc nền kinh tế Ấn Độ từ năm 2000 đến nay / Trịnh Hà Ngân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 541 .- Tr. 10-12 .- 332.1
Từ đầu thế kỉ XXI đến nay, kinh tế Ấn Độ đã có được sự tăng trưởng vượt bậc, thành tựu này bắt nguồn chủ yếu từ việc thực hiện cải cách kinh tế từ năm 1991 và ảnh hưởng tích cực của nó mang lại. Ấn Độ đã tiếp thu đồng thời các mô hình tự do hóa, tư hữu hóa và toàn cầu hóa. Bước vào thế kỉ XXI, Ấn Độ tiếp tục công cuộc cải cách kinh tế với bối cảnh mới và đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố tác động, thực trạng và đánh giá kết quả quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Ấn Độ từ năm 2000 đến nay.
140 Các gói hỗ trợ chống suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Trọng Tài // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 17 (554) .- Tr. 12-17 .- 330
Đề cập khái quát các gói hỗ trợ tài khóa - tiền tệ tại một số quốc gia và đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Việt nam thời gian tới.