CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế
111 Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn áp dụng mô hình sử dụng đất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu: Nghiên cứu trường hợp của nông hộ ở vùng cát nội đồng tỉnh Quảng Bình / Nguyễn Đức Kiên // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 152 .- Tr. 33-40 .- 658
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với tăng thu nhập và cải thiện sinh kế cho nông hộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu là vấn đề cấp thiết ở Việt Nam. Nghiên cứu này đánh giá tổng thể về hiệu quả kinh tế, nhân tố ảnh hưởng và tác động đến thu nhập từ áp dụng mô hình canh tác bền vững ở vùng cát ven biển Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hiệu quả kinh tế khá cao từ áp dụng ba mô hình canh tác. Có sự chênh lệch đáng kể về ảnh hưởng cận biên của các nhân tố liên quan đến lựa chọn mô hình; trong đó, tiếp cận tín dụng nông nghiệp có tác động rất hạn chế. Nghiên cứu cũng chứng minh ảnh hưởng tích cực của áp dụng các mô hình canh tác trên đến gia tăng thu nhập ở nông hộ. Nhìn chung, chính sách khuyến khích các mô hình canh tác nông nghiệp bền vững thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, thông tin thị trường và tiếp cận tín dụng cần được ưu tiên trong thời gian tới.
112 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng Tây Nguyên / Hà Thị Kim Duyên // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.188 - 190 .- 910
Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) với tổng diện tích 54.641,0 km², chiếm 16,8% diện tích cả nước; không chỉ là một cao nguyên duy nhất mà bao gồm hệ thống cao nguyên liền kề với độ cao trung bình từ 500 - 1.500 m. Tây Nguyên có trên 30% dân số là người dân tộc thiểu số (thuộc 47 dân tộc khác nhau). Xét về khía cạnh du lịch, Tây Nguyên là vùng có tiềm năng lớn để áp dụng mô hình du lịch cộng đồng một cách rộng rãi.
113 Đánh giá các đặc tính cơ bản của thể chế kinh tế hiệu quả ở Việt Nam / Nguyễn Minh Tuấn // .- 2021 .- Số 58 (68) .- Tr. 3-9 .- 330
Bài viết căn cứ trên những lý thuyết của trường phái kinh tế học thể chế mới, phân tích những đặc tính cơ bản của một thể chế kinh tế hiệu quả. Trên cơ sở đó, vận dụng xem xét, đánh giá những đặc tính này trong bối cảnh thực tiễn nền kinh tế Việt Nam. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của thể chế kinh tế Việt Nam.
114 Kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm và dự báo 4 tháng cuối năm 2021: Doanh nghiệp đối mặt với nhiều áp lực / Xuân Quý // .- 2021 .- Số 394 .- Tr. 26-27 .- 330
Theo báo cáo kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2021 của tổng cục thống kê, Đại dịch Covid-19 đã ngấm sâu vào tất cả các ngành/lĩnh vực quan trọng như sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
115 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Trần Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 82 - 84 .- 330
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều coi phát triển bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng và lâu dài. Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế này. Việc tham khảo kinh nghiệm của một số nước phát triển như Hà Lan, Đức và Canada sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhà làm chính sách những bài học hữu ích cho quá trình thực hiện hóa mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.
116 Các yếu tố tác động đến việc làm có năng suất ở Việt Nam / Phạm Minh Thái, Vũ Hoàng Đạt // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 61-63 .- 658
Quá trình tăng trưởng của Việt Nam đã tạo cơ hội việc làm cho phần lớn các nhóm dân số. Việc mở rộng các ngành thâm dụng lao động, định hướng xuất khẩu như giầy da, dệt may, chế biến thực phẩm đã tạo cơ hội cho một số lượng lớn lao động dịch chuyển từ nông nghiệp hay khu vực phi chính thức sang khu vực phi nông nghiệp và chính thức. Đồng thời, có sự dịch chuyển từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành kỹ thuật cao như điện từ, mặc dù vẫn ở chí ở mức gia công, lắp ráp tiếp tục là động lực cho việc nâng cao năng suất và thu nhập của người lao động.
117 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Trần Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 94-96 .- 330
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều coi phát triển bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng và lâu dài. Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế này. Việc tham khảo kinh nghiệm của một số nước phát triển như Hà Lan, Đức và Canada sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhà làm chính sách những bài học hữu ích cho quá trình hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.
118 Kinh nghiệm quốc tế về ứng phó với đại dịch Covid-19 trong ngành du lịch tàu biền và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Sâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 4-6 .- 658
Các đợt bùng phát Covid-19 đã được báo cáo trên các tàu du lịch bắt đầu từ tháng 2 năm 2020 đưa ra những thách thức mới cho ngành du lịch tàu biển. Khi đại dịch phát triển, chính phủ các nước và ngành công nghiệp du lịch trên toàn thế giới bao gồm cả các công ty du lịch tàu biển đã phát triển các kế hoạch ứng phó. Bài báo nghiên cứu 2 tình huống tàu thủy du lịch của Mỹ và Nhật Bản nhằm cung cấp tổng quát cao về phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ và Nhật đối với đại dịch Covid-19 cũng như đưa ra một số bình luận ngắn gọn về các bài học kinh nghiệm và khuyến nghị cho lĩnh vực tàu du lịch của Việt Nam trong tương lai.
119 Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Ả-rập Xê-Út / Trịnh Thị Lan Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 31-33 .- 658
Việt Nam và Ả-rập Xê-Út thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/10/1999. Trải qua 20 năm, quan hệ song phương giữa hai nước đã đạt được nhiều thành công, trong đó có quan hệ hệ thương mại hai chiều. Ả-rập Xê-Út là quốc gia có GDP lớn thứ 18 trên thế giới, là thị trường tiềm năng tiêu thụ lượng lớn về các sản phẩm nông sản và thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, một thời gian dài, hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường này của Việt Nam bị tạm ngừng bởi các quy định khắt khe về kiểm dịch động vật và vệ sinh an tòa thực phẩm của Ả-rập Xê-Út. Tháng 9 năm 2020, Tổng cục Thực phẩm và Dược phẩm Ả rập Xê út (SFDA) cho phép 12 doanh nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu trở lại một số mặt hàng thủy sản đánh bắt vào thị trường Ả rập Xê út. Điều này đã mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
120 Kinh tế Pháp năm 2020 : chịu tác động nặng nề của dịch covid-19 và dần phục hồi về mức trước khủng hoảng / Đinh Mạnh Tuấn, Dương Thái Hậu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 4(247) .- Tr. 3-12 .- 330
Phân tích những tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế Pháp. Từ đó đưa ra những giải pháp kinh tế khẩn cấp và kế hoạch phục hồi trong ngắn hạn của chính phủ Pháp.