CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế

  • Duyệt theo:
121 Đổi mới quản lý Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn 2021- 2030 / Đỗ Tất Cường, Ngô Thị Ngọc Anh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.23 - 26 .- 658

Doanh nghiệp là một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quản lý của Nhà nước có tầm ảnh hưởng mang quyết định đến sự mở rộng hoặc thu hẹp của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, sự nổ lực của các cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp đã góp phần tạo nên nhiều thành tựu đáng ghi nhận; bên cạnh đó, nhiều hạn chế vẫn còn tồn tại. Để có thể tiếp tục phát triển doanh nghiệp hơn nữa trong giai đoạn 2021-2030, phương thức quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp cần phải được đổi mới nhằm hỗ trợ hơn nữa sự phát triển của doanh nghiệp.

122 Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến ngành dệt may Việt Nam và một số vấn đề đặt ra / Nguyễn Thị Ngọc Loan // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.99 - 102 .- 330

Dệt may là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Với 2,6 triệu lao động, ngành Dệt may đang giải quyết việc làm cho gần 5% tổng số lao động cả nước và đóng góp 12,4% vào tổng kinh ngạch xuất khẩu năm 2019. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến ngành Dệt may gặp nhiều khó khăn. Liên tiếp có những đơn hàng bị hủy, dừng, tạm ngừng, dẫn đến áp lực lớn lên các doanh nghiệp ngành Dệt may cả về tài chính và lao động. Bài viết phân tích những tác động của Covid-19 đối với ngành Dệt may, từ đó gợi ý một số giải pháp giúp ngành dệt may vượt qua khó khăn, thách thức và phát triển bền vững trong thời gian tới.

123 Cơ chế điều hành giá tại dự thảo sửa đổi bổ sung nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu / Ngô Trí Trung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Số 743 .- 330

Sau hơn 5 năm triển khai nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (có hiệu lực từ tháng 11/2014), bên cạnh những kết quả đạt được đã được đã phát sinh một số bất cập do sự thay đổi khách quan của các yếu tố kinh tế, xã hội. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ , Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài Chính và các đơn vị liên quan triển khai xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung và đã hoàn thiện Dự thảo, trình Chính phủ duyệt.

124 Phát triển ngành du lịch Logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế / Đinh Mai Thanh, Nguyễn Vân Dung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.67 - 69 .- 910

Việt Nam được đánh giá là thị trường đày tiểm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành du lịch logistics. Logistics là một ngành du lịch quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Bài viết đánh giá thực trạng phát triển của ngành du lịch Logistics, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Logistics tại Việt Nam.

125 Nâng cao hiệu quả kinh tế từ công cụ phân công công việc theo nhóm tích cách / Trần Thị Lan Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.70 - 72 .- 330

Là người quản lý, khi phân công công việc cho nhân viên, có nhân viên hiểu nhanh, thực hiện đúng kết quả công việc mong đợi. Bên cạnh đó, có người lúng túng, kết quả thực hiện không đạt yêu cầu. Làm thế nào để giao việc cho nhân viên thực hiện đạt kết quả cao; nắm được tính cách nhân viên để giao việc luôn là chủ đề mà các nhà quản lý quan tâm. Bài viết này bàn về giải pháp phân công công việc theo nhóm để mang lại kết quả như mong đợi cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý, từ đó giúp đạt hiệu quả kinh tế cao.

126 Việt Nam tham gia hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ năm 2016 đến nay : kết quả, hạn chế và một số khuyến nghị / Trần Thị Thanh Tâm, Đinh Ngọc Ruẫn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 19-21 .- 330

Cộng đồng ASEAN (AC) chính thức tuyên bố thành (31/12/2015), trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Tham gia hiện thực hóa những mục tiêu trong kế hoạch tổng thể AEC 2025, đến nay, sau gần nửa chặng đường, Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, nhưng cũng nảy sinh những hạn chế nhất định. Với mong muốn thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của Việt Nam vào AEC thời gian tới, chúng tôi mạnh dạn nêu ra một số khuyến nghị trong bài viết này.

127 Tiền Mã hóa và tác động đối với nền kinh tế / Trần Thị Xuân Anh, Ngô Thị Hằng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 78-86 .- 330

Bàn về tiền mã hóa, từ quan niệm, cơ chế hoạt động đến phân tích những ảnh hưởng của tiền mã hóa tới nền kinh tế, đặc biệt là những rủi ro tiềm ẩn xung quang xu hướng gia tăng tiêu dùng tiền mã hóa trong nền kinh tế.

128 Nhân tố tác động đến phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá / Nguyễn Xuân Hưng // .- 2020 .- Số 574 .- Tr. 13-15 .- 330.124

Nghiên cứu kỹ các yếu tố trong những điều kiện nhất định để từ đó có sự tác động thích hợp tạo ra các mối tương quan hợp lý nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển một cách hiệu quả nhất trong những điều kiện nguồn lực nhất định

129 Hoạt động “tham vấn” và “thỉnh nguyện” về kinh tế, tài chính của Viện Dân biểu Trung kỳ trong những năm 1930-1945 / Nguyễn Văn Phượng // .- 2020 .- Số 04(Volume 14) .- Trang 92-102 .- 658

Tái hiện một cách có hệ thống, toàn diện và cụ thể hoạt động “tham vấn” và “thỉnh nguyện” về kinh tế, tài chính của Viện Dân biểu Trung Kỳ qua các nhiệm kỳ từ năm 1930 đến năm 1945.

130 Thước đo chất lượng thể chế quản trị địa phương cấp tỉnh của Việt Nam / Đỗ Tuyết Nhung, Lê Quang Cảnh // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 278 .- Tr. 12-22 .- 658

Sự phát triển các thước đo chất lượng thể chế quản trị địa phương trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của vấn đề thể chế, đồng thời cũng trở thành nguồn dữ liệu nghiên cứu của giới học giả từ đầu thế kỷ XXI. Dựa trên tổng quan nghiên cứu về các thước đo chất lượng thể chế quản trị và phương pháp xây dựng chỉ số từ kết quả phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu này đề xuất một thước đo chất lượng thể chế quản trị địa phương từ hai nguồn dữ liệu PAPI và PCI. Thước đo này vừa phù hợp với đặc điểm thu thập số liệu, vừa đảm bảo bao hàm đầy đủ các khía cạnh của thể chế quản trị, từ đó có thể làm cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng và vai trò của thể chế đến các biến số như tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội... tại Việt Nam.