CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế

  • Duyệt theo:
141 Thước đo chất lượng thể chế quản trị địa phương cấp tỉnh của Việt Nam / Đỗ Tuyết Nhung, Lê Quang Cảnh // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 278 .- Tr. 12-22 .- 658

Sự phát triển các thước đo chất lượng thể chế quản trị địa phương trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của vấn đề thể chế, đồng thời cũng trở thành nguồn dữ liệu nghiên cứu của giới học giả từ đầu thế kỷ XXI. Dựa trên tổng quan nghiên cứu về các thước đo chất lượng thể chế quản trị và phương pháp xây dựng chỉ số từ kết quả phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu này đề xuất một thước đo chất lượng thể chế quản trị địa phương từ hai nguồn dữ liệu PAPI và PCI. Thước đo này vừa phù hợp với đặc điểm thu thập số liệu, vừa đảm bảo bao hàm đầy đủ các khía cạnh của thể chế quản trị, từ đó có thể làm cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng và vai trò của thể chế đến các biến số như tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội... tại Việt Nam.

142 Thái độ đối với rủi ro của nông hộ sản xuất bắp lai ở đồng bằng sông Cửu Long / Lê Văn Dễ, Phạm Lê Thông // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 278 .- Tr. 83-91 .- 658

Nghiên cứu này nhằm đo lường và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với rủi ro của nông hộ trồng bắp lai ở đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng phương pháp thực nghiệm của Eckel & Grossman (2002). Thái độ đối với rủi ro được đo lường bởi trò chơi lựa chọn rủi ro có phần thưởng thật sự. Hệ số e ngại rủi ro trong trò chơi được xác định dựa vào hàm hữu dụng với giả định rủi ro từng phần không đổi (CPRA). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ một cuộc khảo sát 240 nông hộ trồng bắp ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 44,17% nông dân có thái độ cực kỳ sợ rủi ro; 23,75% có thái độ rất sợ; 12,92% có thái độ sợ ở mức trung bình; 5,42% có thái độ tương đối sợ; 2,08% có thái độ ít đến trung dung với rủi ro và 11,66% có thái độ ưa thích đối với rủi ro. Kết quả ước lượng mô hình Ordered logit cho thấy học vấn, sự tham gia đoàn thể, kinh nghiệm sản xuất, tham gia tập huấn sản xuất của nông dân và sự đa dạng hóa thu nhập là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến thái độ đối với rủi ro của nông hộ.

143 Kinh tế Việt Nam năm 2019 và biện pháp thực hiện các chỉ tiêu năm 2020 / Đinh Trọng Chinh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 198 .- Tr. 17-21 .- 330

Trình bày những thành tựu kinh tế năm 2019 và những chỉ tiêu tăng trưởng và biện phá chủ yếu cho nền kinh tế năm 2020.

144 Thực trạng kinh tế chia sẻ ở Việt Nam hiện nay / Trương Thị Thanh Thủy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 549 .- Tr. 38-40 .- 330

Kinh tế chia sẻ là gì? Thực trạng kinh tế chia sẻ ở Việt Nam hiện nay. Những khó khăn hạn chế trong phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Kết luận.

145 Công cụ nới lỏng định lượng trong khủng hoảng Covid-19 / Đào Minh Thắng // Ngân hàng .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 2-7 .- 330

Trình bày sự ra đời của công cụ nới lỏng định lượng, công cụ nới lỏng định lượng trong khủng hoảng Covid-19 và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

146 Vấn đề và giải pháp đối với các khu kinh tế ở Việt Nam hiện nay / Phạm Văn Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 563 .- Tr. 4-6 .- 330

Khu kinh tế có vai trò quan trọng trong thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế của các quốc gia nên được nhiều quan tâm. Một số quốc gia đã thành công vang dội. Tuy nhiên, nhiều quốc gia quốc gia đã phải trả giá đất nước cho phát triển các khu kinh tế. Thêm vào đó, có những khu kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn được nhưng không còn thích hợp với giai đoạn tiếp theo. Do đó, Việt Nam cần phải xem xét lại các khu kinh tế hiện có, cân nhắc trong xây dựng các kinh tế cho tương lai.

147 Nâng cao chất lượng sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam: thực trạng và giải pháp / Trần Phương Mai // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 541 .- Tr. 43-45 .- 658

Gạo là một mặt hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam. Thống kê năm 2015 cho thấy, trong năm này Việt Nam đã xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, vị thế và thương hiệu của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường các nước khu vực và thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao chất lượng gạo và giá trị của thương hiệu gạo Việt là một hoạt động vô cùng cần thiết khi tính cạnh tranh hàng nông sản gạo trên trường quốc tế là khá cao và giá trị gạo Việt Nam còn thấp. Bài viết đề cập đến một số khía cạnh: chất lượng sản phẩm gạo Việt Nam và thực trạng, các tồn đọng trong giải quyết bài toán thương hiệu Gạo Việt đồng thời đưa ra một số giải pháp.

148 Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và thách thức và giải pháp đối với nền kinh tế Việt Nam / Phạm Vũ Tuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 566 .- Tr. 7-12 .- 658

Theo IMF, căng thẳng thương mại là một trong những rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hiện nay, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang là tâm điểm của căng thẳng thương mại toàn cầu, mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến này, song trên thực tế, Việt Nam có thể trở thành quốc gia dễ bị tổn thương nhất do phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu.

149 Xu hướng phát triển mới của nền kinh tế thế giới: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam / Bùi Thu Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 16-18 .- 330

Bước sang thế kỉ XXI, đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển đến mức tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào đều chịu sự tác động tương tác lẫn nhau để có thể tồn tại và phát triển, nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều quốc gia đang trong quá trình biến đổi chuyển dần sang nền kinh tế toàn cầu. Mô hình tăng trưởng kinh tế trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam cũng đang và sẽ chịu tác động của những thay đổi xu thế phát triển nền kinh tế thế giới.

150 Phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 1997-2017 trên cách tiếp cận lý thuyết năng lực hấp thụ / Ngô Thị Thanh Thúy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 31-33 .- 332.1

Mục tiêu của bài viết là đưa ra bằng chứng về mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 1997-2007, trên cơ sở tiếp cận lí thuyết năng lực hấp thụ FDI. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phân tích mô hình hồi quy đa biến trên cơ sở ứng dụng mô hình Autoregressive Distributed Lag (ARDL) của Pesaran (2001). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế tại Bình Định có ý nghĩa và phụ thuộc vào 2 yếu tố năng lực hấp thụ của địa phương bao gồm: cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.