CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giáo dục--Đại học

  • Duyệt theo:
31 Đào tạo ngành kiến trúc trước làn sóng công nghiệp hóa lần thứ tư / Quang Hà // Quy hoạch Xây dựng .- 2016 .- Số 83+84/2016 .- Tr. 29-31 .- 720

Trình bày một số đặc điểm đào tạo kiến trúc sư và làn sóng công nghiệp hóa 4.0. Định hướng đổi mới đào tạo ngành kiến trúc trong nước.

32 Phát triển thị trường giáo dục đại học Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế / ThS. Nguyễn Nhật Tân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 473 tháng 7 .- Tr. 86-88 .- 371.1

Trình bày một sô quan điểm về thị trường giáo dục VN, thực trạng phát triển thị trường giáo dục VN trong quá trình hội nhập và giải pháp phát triển thị trường giáo dục VN.

33 Cơ sở khoa học cho việc xác định mức học phí giáo dục đại học: Kết quả từ mô hình Hedonic / Phùng Xuân Nhạ, Phạm Xuân Hoan // Kinh tế và phát triển .- 2016 .- Số 226 tháng 4 .- Tr. 2-16. .- 330

Thông qua mô hình Hedonic, nghiên cứu này đã lượng hóa mối quan hệ giữa mức độ sẵn sàng chi trả của người học và một số yếu tố chất lượng của giáo dục đại học công lập Việt Nam, bao gồm ngành, nhóm ngành đào tạo, hình thức đào tạo theo niên chế và tín chỉ, khả năng tìm công ăn việc làm của người học. Nghiên cứu này cũng đã phát hiện ra người học không thực sự muốn chi trả cho một số yếu tố chất lượng, mà hiện tại các cơ sở giáo dục đại học rất quan tâm: điều kiện về cơ sở vật chất; tỷ lệ giảng viên cơ hữu; tỷ lệ giảng viên có học hàm Phó giáo sư, Giáo sư; số lượng các công trình công bố quốc tế của cơ sở giáo dục đào tạo... Những phát hiện này là một cơ sở khoa học để Chính phủ tham khảo khi xây dựng chính sách học phí giáo dục đại học quốc gia; các cơ sở giáo dục đại học tham khảo khi xây dựng mức học phí của đơn vị mình.

34 Nâng cao chất lượng đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của các doanh nghiệp / Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Hoàng Lan // Kinh tế và phát triển .- 2015 .- Số 221 tháng 11 .- Tr. 2-13 .- 658.3

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng đội ngũ nhân lực trình độ đại học, cao đẳng trong khu vực doanh nghiệp và đánh giá của các doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo đại học. Phương pháp tiếp cận này cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ, thực chất và khách quan về hệ thống giáo dục đại học của nước ta. Bài viết đã chỉ ra rằng, dưới góc nhìn của doanh nghiệp, những yếu kém về chất lượng đào tạo đại học được thể hiện qua sự không phù hợp và sự thiếu hụt các kiến thức, kỹ năng cơ bản của sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu của doanh nghiệp và nhà tuyển dụng.

35 Tình hình đào tạo và kiến nghị giải pháp nâng cao năng lực đào tạo về môi trường cho các trường đại học về công nghệ và kỹ thuật môi trường / GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Trần Thị Hiền Hoa // Xây dựng .- 2015 .- Số 04/2015 .- Tr. 103-105 .- 370

Đề cập đến những khó khăn cũng như bất cập trong công tác đào tạo ngành công nghệ và kỹ thuật môi trường mà các cơ sở đào tạo đang phải đối mặt. Từ đó, một số giải pháp nhằm khắc phục các bất cập trong công tác giáo dục, đào tạo cán bộ môi trường ở các trường đại học và Viện nghiên cứu được đề xuất.

36 Tự chủ đại học và vấn đề tăng học phí: Cơ sở khoa học và gợi ý chính sách / Đặng Thị Lệ Xuân // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 211 tháng 01 .- Tr. 74-82 .- 370

Sau sáu năm thí điểm, hiện nay Chính phủ đang có dự thảo đồng ý cho bốn trường đại học được phép hoạt động theo cơ chế tự chủ. Tự chủ đại học đang được lựa chọn như một cách thức để nâng cao hiệu quả và chất lượng các trường Đại học. Tuy nhiên, vấn đề này đang gây nhiều tranh luận bởi đi kèm với chính sách đó là một vấn đề được cả xã hội quan tâm là tăng học phí. Trong khuôn khổ có hạn, bài viết đề cập đến cơ sở cho việc tự chủ đại học nói chung hay tăng học phí nói riêng. Bài viết cũng sẽ phân tích đặc thù dịch vụ giáo dục và thị trường giáo dục đại học để đề xuất một số giải pháp sao cho tăng học phí không là một rào cản mà là một cơ hội cho sự phát triển của giáo dục đại học.

37 Vấn đề mã ngành đào tạo trong giáo dục đại học và sau đại học về du lịch / PGS.TS Trần Đức Thanh // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 11 .- Tr. 27 – 28 .- 371.1

Nêu công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về các ngành nghề đào tạo.

38 Củng cố và phát triển đại học tư thục – Một giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học Việt Nam / Trần Văn Hùng // Khoa học & công nghệ Trường Đại học Duy Tân .- 2013 .- Số 4 (9)/2013 .- Tr. 65-70. .- 370

Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Bài viết nhìn lại thực trạng phát triển Đại học tư thục ở Việt Nam sau 20 năm và đề xuất một trong những giải pháp nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam.

39 Nhận diện chân dung giảng viên chuyên ngành quản trị kinh doanh / TS. Nguyễn Quốc Tuấn // Khoa học Kinh tế (Đại học Kinh tế Đà Nẵng) .- 2013 .- Số 3 (03)/2013 .- Tr. 96-104. .- 370

Đề cập đến tầm quan trọng và nội dung của việc nhận diện các đặc điểm của giảng viên chuyên ngành quản trị kinh doanh. Thông qua việc khảo sát quan điểm của chuyên gia và những người hỗ trợ, tác giả đã phác họa những nét chính yếu của giảng viên chuyên ngành quản trị kinh doanh chính là xác định yêu cầu năng lực chuyên môn, năng lực hành vi, đặc điểm phong cách cá nhân…

40 Phát triển hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam / Th. Trần Quang Hùng, TS. Phạm Vũ Thắng // Kinh tế & phát triển .- 2012 .- Số 184/2012 .- Tr. 74-77. .- 370

Giáo dục đại học ở Việt Nam đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam trong đó phát triển đại học ngoài công lập là giải pháp quan trọng của chiến lược phát triển hệ thống giáo dục đại học. Bài viết này nhằm đánh giá và đề xuất một số giải pháp để phát triển hệ thống trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam.