CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giáo dục--Đại học
51 Một số vấn đề của GD – ĐH ở Huế - Đà Nẵng / Nguyễn Ngọc Trân // Khoa học & Công nghệ .- 2011 .- Số tháng 01/2011 .- Tr. 147-152 .- 370.152
Bài viết giới thiệu một số vấn đề như: Quy mô đào tạo, đội ngũ giảng viên, học phí và tổng mức đầu tư trên sinh viên, hợp tác quốc tế và quản lý nhà nước của giáo dục Đại học ở Huế, Đà Nẵng.
52 Giáo dục từ xa phương thức chính yếu để thực hiện chính sách mở trong giáo dục / Cao Văn Phường // Kỷ yếu hội nghị khoa học và đào tạo .- 2007 .- Số 24,25 .- Tr. 19 - 20 .- 370.152
Bài viết trình bày những thành công của trường Đại học dân lập Bình Dương trong chương trình đào tạo từ xa. Qua đó ta thấy giáo dục từ xa là phương thức đào tạo chính yếu để thực hiện chính sách mở trong giáo dục.
53 Triết lý giáo dục tại Đại Học Duy Tân - Đà Nẵng / Lê Công Cơ // Khoa học & Công nghệ .- 2011 .- No.1 - 11/2011 .- tr5-9 .- 370.597
Xuất phát từ mục đích đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong thời đại kinh tế tri thức nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xác định sứ mạng, tầm nhìn, mô hình để Đại học Duy Tân đứng vững, vươn lên trong hệ thống giáo dục Việt Nam với triết lý giáo dục của trường là: "Đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm lấy nhân văn làm nền tảng". Đây là "kim chỉ nam" cho toàn bộ các quyết định của lãnh đạo, là định hướng cho mọi hoạt động của toàn trường cũng như của từng cán bộ, giảng viên, chuyên viên, nhân viên, sinh viên và học sinh trong trường.
54 Công nghệ thông tin và đại học sáng tạo / Hoàng Kiếm // Kỷ yếu hội nghi khoa học (Kỷ niệm 17 năm thành lập Trường 11/1994 – 11/ 2011) .- 2011 .- Tr 45 – 51 .- 370
Tập trung đề cập đến chìa khóa chính của sự sáng tạo – Công nghệ thông tin trong môi trường đại học, qua đó phần nào thấy được mô hình phát triển mà các trường đại học hướng đến trong môi trường sáng tạo toàn cầu như hiện nay.
55 Chia sẻ chi phí: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho giáo dục đại học Việt Nam / TS. Lê Thị Bích Ngọc // Kinh tế & phát triển .- 2011 .- Số 169/2011 .- Tr. 76-79. .- 370
Một chính sách học phí phù hợp cùng với sự sẵn có và đầy đủ các công cụ hỗ trợ tài chính cho sinh viên có thể tăng khả năng tiếp cận đại học của sinh viên và điều chỉnh hành vi của họ theo một hướng tích cực. Bài báo nghiên cứu các công trình lý thuyết lẫn thực tế về chia sẻ chi phí, chính sách học phí, cơ sở để xây dựng chính sách học phí và công cụ hỗ trợ tài chính cho sinh viên ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam.
56 Các khuyến nghị về đổi mới chương trình giảng dạy / Majo Goerge // Kiểm toán .- 2011 .- Số 6/2011 .- Tr. 22-23 .- 370
Cần thực hiện khảo sát thị trường trước, cần tổ chức họp mặt thường xuyên giữa “nhà cung cấp và người sử dụng cuối”, thu thập phản hồi từ các công ty tuyển dụng sinh viên, các chương trình hướng nghiệp thường xuyên hợp tác với các công ty trong cùng lĩnh vực, các chương trình dự giảng, các chương trình thực tập, sử dụng công nghệ trong việc đổi mới nội dung giảng dạy tại các trường đại học. Đó là các khuyến nghị tác giả đề xuất trong bài viết.
57 Kinh nghiệm quốc tế về gắn đạo tạo đại học với nhu cầu xã hội / PGS. TS. Nguyễn Thanh Hà, ThS. Trịnh Mai Vân // Kinh tế & phát triển, Số 161/2010 .- 2010 .- Tr. 25-29 .- 370
Bài viết này tìm hiểu những kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực như
58 Phát huy nguồn lực con người trong giáo dục – đào tạo đại học / ThS. Nguyễn Thị Giáng Hương // Lý luận chính trị, Số 7/2010 .- 2010 .- Tr. 55-59 .- 370
Trình bày một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường đại học như: Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và giảng viên; Đổi mới công tác quản lý, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên trong các trường; Phát triển kinh tế, tạo điều kiện để tăng thu nhập, nâng cao đời sống, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp; Thực hiện chính sách ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên.
59 Nâng cao chất lượng đào tạo đại học vừa học vừa làm tại các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam / PGS. TS. Nguyễn Viết Lâm // Kinh tế & phát triển, Số 155/2010 .- 2010 .- Tr. 54-59 .- 370
Bài viết được bắt đầu từ việc phân tích thực trạng, nhất là thực trạng yếu kém của chất lượng đào tạo đại học vừa làm vừa học; chỉ rõ những nguyên nhân tạo nên sự yếu kém đó, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm khẳng định chỗ đứng và giá trị đích thực của hệ đào tạo này.
60 Góp phần bàn vể cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam / PGS. TS. Bùi Anh Tuấn // Tạp chí Cộng sản, Số 807 (tháng 1)/2010 .- 2010 .- Tr. 60-64 .- 370
Đổi mới hệ thống quản trị trong các trường đại học có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; Phát triển đội ngũ giảng viên ngang tầm khu vực và thế giới là chiến lược có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của giáo dục đại học; Đẩy mạnh hỗ trợ quốc tế có thể giúp huy động nguồn lực cần thiết để tạo ra một số khâu đột phá trong cải cách giáo dục đại học Việt Nam; Đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội là một chiến lược quan trọng. Đó là một số đề xuất của tác giả bài viết để góp phần cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam.