CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giáo dục--Đại học

  • Duyệt theo:
21 Giáo dục đại học - xác định đặc tính thương hiệu để phát triển bền vững / Phan Thị Thanh Hoa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 501 tháng 9 .- Tr. 31-33 .- 371.018

Tập trung vào việc đưa ra một mô hình giúp các tổ chức giáo dục đại học có thể xác định được đặc tính thương hiệu cho tổ chức của mình, qua đó khẳng định được điểm khác biệt để phát triển bền vững.

22 Xã hội giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp / Lê Văn Chiến // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 8 (471) tháng 8 .- Tr. 31-38 .- 371.018

Nghiên cứu thực trạng xã hội giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua, nêu lên những thành công, hạn chế và đề xuất giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xã hội giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam những năm tới.

23 Mô hình và cơ chế thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp KH-CN từ các trường đại học tại Việt Nam / PGS. TS. Trần Văn Bình, ThS. Tạ Doãn Hải, ThS. Lê Hoài Phương // Công nghệ thông tin & truyền thông Kỳ I .- 2017 .- Số kỳ 1 tháng 5 .- Tr. 37-44 .- 370

Trình bày mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học tại Việt Nam. Đề xuất các mô hình thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

24 Giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ở một số nước ASEAN và bài học tham khảo cho Việt Nam / ThS. Giao Thị Hoàng Yến, Giao Thị Khánh Ngọc // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 3 .- Tr. 39-48 .- 370

Đề cập đến bản chất của giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp và những nội dung về POHE ở một số nước ASEAN và rút ra một số bài học cho Việt Nam.

25 Phát triển nguồn nhân lực tại các trường đại học ngoài công lập: Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và một số nước / ThS. Đoàn Thị Thu Hương, TS. Nguyễn Anh Tuấn // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 1 (226) .- Số 1 (226) .- 370

Nghiên cứu kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Anh, Pháp trong phát triển nguồn nhân lực tại các trường đại học sẽ cung cấp những bài học có giá trị tham khảo tốt cho các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay.

26 Đầu tư cá nhân cho giáo dục đại học tại Việt Nam: Bằng chứng từ nghiên cứu tại khu vực đồng bằng sông Hồng / Phạm Thị Huyền, Phạm Hồng Chương // Kinh tế và phát triển .- 2017 .- Số 237 tháng 3 .- Tr. 74-82 .- 332.1

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để đánh giá hiệu quả đầu tư cá nhân cho giáo dục đại học tại khu vực đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy gia đình/ bản thân người học đóng vai trò quan trọng, là nhà đầu tư cá nhân lớn nhất cho giáo dục đại học, chiếm 64.1% tổng đầu tư cho giáo dục đại học. Sinh viên của các trường đại học ở địa phương tốn khoảng 3,2 triệu VND/tháng cho chi tiêu ngoài học phí so với mức 4 triệu VND/ tháng đối với sinh viên học tại các thành phố lớn. Giáo dục đại học có tác động tích cực đến thu nhập và chất lượng cuộc sống sau này của người học. Người có đi học sau phổ thông có điều kiện làm việc tốt hơn, hưởng mức lương trung bình cao hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn so với nhóm không theo học. Tuy nhiên, không dễ dàng để tận dụng được hiệu quả và khuyến khích người dân theo học sau phổ thông nếu thiếu đi các chính sách của nhà nước.

27 Giải pháp tăng cường tự chủ đại học ở Việt Nam / ThS. Hoàng Thị Cẩm Thương // Tài chính .- 2017 .- Số 652 tháng 3 .- Tr. 74-76 .- 332.1

Trình bày thực trạng tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học và một số hiến nghị.

28 Quản lý giáo dục đại học ở Mỹ / Lê Thị Thu Hà // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 54-65 .- 370

Quản lý giáo dục đại học ở Mỹ là một phạm vi rộng, bài viết tập trung nghiên cứu ba điểm đó là: quản lý tài chính, quản lý nhân sự, và quản lý chương trình giảng dạy.

29 Đào tạo chuyên ngành quy hoạch đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế / PGS. TS. KTS. Lương Tú Quyên // Quy hoạch Xây dựng .- 2016 .- Số 83+84/2016 .- Tr. 16-19 .- 720

Trình bày một số vấn đề thực trạng chương trình đào tạo kiến trúc sư và quy hoạch của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và phương hướng khắc phục để nâng cao chất lượng đào tạo, liên kết liên thông với các nước.

30 Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo phép thử với CDIO / Đỗ Phú Hưng // Quy hoạch Xây dựng .- 2016 .- Số 83+84/2016 .- Tr. 20-27 .- 720

Gồm các nội dung: Phương pháp xây dựng chuẩn đầu ra. Tham khảo Chuẩn đầu ra – CDIO; 03 mục tiêu; 04 cấp độ; 12 tiêu chuẩn. Khảo sát người học. Thử đánh giá chương trình đào tạo hiện nay theo CDIO v2.0.