Cơ sở khoa học cho việc xác định mức học phí giáo dục đại học: Kết quả từ mô hình Hedonic
Tác giả: Phùng Xuân Nhạ, Phạm Xuân HoanTóm tắt:
Thông qua mô hình Hedonic, nghiên cứu này đã lượng hóa mối quan hệ giữa mức độ sẵn sàng chi trả của người học và một số yếu tố chất lượng của giáo dục đại học công lập Việt Nam, bao gồm ngành, nhóm ngành đào tạo, hình thức đào tạo theo niên chế và tín chỉ, khả năng tìm công ăn việc làm của người học. Nghiên cứu này cũng đã phát hiện ra người học không thực sự muốn chi trả cho một số yếu tố chất lượng, mà hiện tại các cơ sở giáo dục đại học rất quan tâm: điều kiện về cơ sở vật chất; tỷ lệ giảng viên cơ hữu; tỷ lệ giảng viên có học hàm Phó giáo sư, Giáo sư; số lượng các công trình công bố quốc tế của cơ sở giáo dục đào tạo... Những phát hiện này là một cơ sở khoa học để Chính phủ tham khảo khi xây dựng chính sách học phí giáo dục đại học quốc gia; các cơ sở giáo dục đại học tham khảo khi xây dựng mức học phí của đơn vị mình.
- Chuẩn đầu ra và niềm tin của công chúng vào giáo dục Đại học
- Cần thiết hơn bao giờ hết : quốc tế hóa giáo dục về y tế
- Quốc tế hóa trong nước : nắm bắt thời cơ
- Hòa nhập toàn cầu và phù hợp địa phương : xem xét lại giáo dục Đại học
- Chưa phải là niết bàn : hệ quả của cuộc bầu cử Hoa Kỳ đối với giáo dục Đại học Quốc tế