CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thương hiệu

  • Duyệt theo:
31 Mối quan hệ giữa danh tiếng trường Đại học, tính cách thương hiệu, gắn kết thương hiệu và lòng trung thành của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh / Trịnh Đào Vân Anh, Nguyễn Ngọc Hiền // .- 2021 .- Số 50 .- Tr. 171-183 .- 658.827

Nghiên cứu nhằm mục đích kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa danh tiếng trường Đại học, tính cách thương hiệu, gắn kết thương hiệu cũng như tác động trung gian của sự hài lòng về lòng trung thành của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: danh tiếng thương hiệu, gắn kết thương hiệu, sự hài lòng có ý nghĩa lên lòng trung thành của sinh viên. Sự hài lòng có tác động mạnh đến lòng trung thành của sinh viên, tiếp đến là danh tiếng trường Đại học. Từ nghiên cứu tác giả đề xuất hàm ý quản trị thương hiệu tại Trường Đại học nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của sinh viên.

32 Nghiên cứu mối quan hệ giữa nội dung tự tạo của công ty, sự đồng cảm, nội dung tự tạo của người dùng và giá trị thương hiệu / Nguyễn Tấn Lợi, Lê Hoàng Việt Phương, Nguyễn Thị Hương Ly // .- 2021 .- Số 50 .- Tr. 77-89 .- 658.827

Nghiên cứu khám phá và đo lường mối quan hệ giữa nội dung tự tạo của công ty sự đồng cảm, nội dung tự taoh của người dùng và giá trị thương hiệu. Thông qua phân tích nghiên cứu tác giả đề xuất mối quan hệ trực tiếp giữa sự đồng cảm và giá trị thương hiệu. Đồng thời nghiên cứu so sánh mối quan hệ gián tiếp giữa sự đồng cảm và giá trị thương hiệu thông qua nội dung tự tạo của người dùng.

33 Ảnh hưởng của hành vi tương tác qua truyền thông mạng xã hội đến trung thành thương hiệu : trường hợp khách du lịch tại Đà Nẵng / // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 53 .- Tr. 62-64 .- 658

Đánh giá sự ảnh hưởng của các cấp độ hành vi tương tác qua truyền thông mạng xã hội đến mối quan hệ thành viên trong cộng đồng xã hội trực tuyến và trung thành thương hiệu trong bối cảnh nghiên cứu là điểm đến du lịch. Khảo sát online được thực hiện để thu thập dữ liệu từ những khách du lịch nội địa là những người đã từng đến du lịch ở Đà Nẵng và có sự tương tác trên Facebook như bình luận, chia sẻ, tạo dựng nội dung về điểm đến Đà Nẵng. Với 265 bản câu hỏi hợp lệ đã được đưa vào phân tích và kiểm định giả thuyết thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên hiệp phương sai (CB-SEM). Kết quả thể hiện các mối quan hệ giữa các nhân tố đều có ý nghĩa về mặt thống kê, ngoại trừ giả thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa hành vi bình luận và trung thành thương hiệu. Cuối cùng, những hàm ý liên quan đến lý thuyết và quản lý được thảo luận.

34 Nhận diện tính cách thương hiệu điểm đến du lịch thành phố Hồ Chí Minh / Bùi Tá Hoàng Vũ // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 5-25 .- 658

Với mục đích nhận diện các tính cách của điểm đến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá chung của du khách về hình ảnh của thương hiệu du lịch Thành phố, nghiên cứu đã tiến hành các bước nghiên cứu định tính (với 15 chuyên gia và 60 du khách) và định lượng (với 400 du khách nội địa và quốc tế). Kết quả nghiên cứu đã khám phá được 30 tính cách thương hiệu du lịch Thành phố, từ đó nhận diện 8 nhóm tính cách tiêu biểu. Kết quả này đóng góp hình thành bộ nhân diện tính cách thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, lần đầu tiên được công bố, từ đó giúp các nhà quản lý du lịch có cơ sở để đưa ra những giải pháp tốt hơn cho phát triển sản phẩm và chiến lược cũng như chiến dịch truyền thông phù hợp để làm nổi bật những tính cách điểm đến du lịch thành phố, góp phần làm rõ nhận diện hình ảnh du lịch thành phố.

35 Tái định vị thương hiệu ngân hàng - từ lý thuyết đến thực tiễn tại các ngân hàng thương mại / Đặng Thị Thu Hằng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 12(573) .- Tr. 32-36 .- 332.12

Bài viết làm rõ khái niệm tái định vị thương hiệu, phương pháp tái định vị thương hiệu ngân hàng, đánh giá thực tiễn triển khai tái định vị thương hiệu của một số ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra những khuyến nghị cần thiết cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

36 Chiến lược phát triển thương hiệu quốc giá của Nhật Bản và Hàn Quốc : sự tương đồng và khác biệt / Hoàng Minh Lợi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 4(242) .- Tr. 51-59 .- 327

Phân tích đề cập những điểm tương đồng và khác biệt trong chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và Hàn Quốc.

37 Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành tài sản thương hiệu Trường Đại Học Duy Tân / Mai Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thảo, Võ Thị Thanh Thương // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2020 .- Số 3(40) .- Tr. 148-159 .- 658

Bài viết này nhằm kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành tài sản thương hiệu Trường Đại học Duy Tân. Mẫu được thu thập từ 300 sinh viên đã và đang theo học tại Trường. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp nghiên cứu định lượng, sử dụng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy:(1) Nhận biết thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến liên tưởng thương hiệu và chất lượng cảm nhận, (2) Liên tưởng thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cảm nhận và lòng trung thành thương hiệu, (3) Chất lượng cảm nhận có ảnh hưởng tích cực đến lòng trung thành thương hiệu. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách đề xuất cho các nhà quản trị Trường Đại học Duy Tân nhằm nâng cao giá trị thương hiệu của mình.

38 Tác động của bảo chứng thương hiệu dùng người nổi tiếng lên thái độ đối với thương hiệu và ý định mua sắm của khách hàng – một nghiên cứu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Tp. HCM / Phạm Xuân Kiên, Quách Nữ Phúc Vương // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- 46 .- Tr. 108-122 .- 658.8

Phân tích tác động bảo chứng thương hiệu của người nổi tiếng lên thái độ đối với thương hiệu và ý định mua hàng tiêu dùng nhanh của khách hàng tại TP. HCM. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu 311 mẫu cho thấy 7 yếu tố : sự đáng tin, tính chuyên môn, sự hấp dẫn, sự tương đồng, sự yêu thích, sự quen thuộc, sự yêu thích tác động tích cực lên thái độ của khách hàng đối với thương hiệu.

39 Tác động của chủ nghĩa dân tộc đến ý định sử dụng sản phẩm công nghệ mang thương hiệu Việt Nam : trường hợp sản phẩm Vsmart của VinGroup / Nguyễn Việt Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 579 .- Tr. 77-79 .- 658.827

Giới thiệu, nghiên cứu tổng quan và mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng trực tiếp từ chủ nghĩa dân tộc đến ý định sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng Việt Nam đối với sản phẩm công nghệ mang thương hiệu Việt Nam

40 Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh / Trần Văn Đạt, Đinh Thu Quỳnh, Võ Thị Ngọc Linh, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Phương Thảo // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 571 .- Tr. 75-77 .- 658.827

Bài viết xem xét các nhân tố: Thành phần cốt lõi: chất lượng cảm nhận, nhận biết thương hiệu, danh tiếng, trung thành thương hiệu, Thành phần hỗ trợ: dịch vụ thư viện, điều kiện sinh hoạt, cơ hội nghề nghiệp và cơ sở vật chất để tạo ra một thương hiệu đại học vững mạnh