CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng kinh tế

  • Duyệt theo:
271 Vốn tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Những bất cập và giải pháp / Nguyễn Huy Cảnh // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2015 .- Số 449/2015 .- Tr. 15-17 .- 330

Phân tích sự đóng góp của nguồn vốn với tăng trưởng kinh tế, thực trạng những hạn chế, bất cập và đưa ra giải pháp giúp phát triển và khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế Việt Nam, nhằm vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện nay, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.

272 Hiệu ứng ngưỡng chi tiêu công: Minh chứng thực nghiệm tại các quốc gia đangphát triển châu Á 1996–2013 / Trần Trung Kiên // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 7 tháng 7 .- Tr. 47-63 .- 658

Nghiên cứu nhằm kiểm định tác động của quy mô chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế và tìm ra ngưỡng chi tiêu công tại các quốc gia đang phát triển châu Á giai đoạn 1996–2013. Tác giả sử dụng mô hình ước lượng ngưỡng và phương pháp Bootstrap (Hansen, 1999), cùng với hồi quy dữ liệu bảng và phương pháp Feasible Generalized Least Squares (FGLS) để kiểm định tác động của quy mô chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế.

273 Đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam năm 2014 và một số dự báo năm 2015 / // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 3(442) tháng 3 .- Tr. 3-11 .- 330

Trình bày kinh tế vĩ mô VN năm 2014 và những thành tựu đáng chú ý; một số dự báo kinh tế vĩ mô VN năm 2015.

274 Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2013: thành tựu, hạn chế, định hướng và giải pháp đổi mới / Bùi Quang Bình // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 3(442) tháng 3 .- Tr. 12-21 .- 330

Trình bày kết quả nghiên cứu về mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2013. Các thành tựu, yếu kém của mô hình sẽ được trình bày một cách khái quát nhất. Trên cơ sở đó các định hướng, giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng cho giai đoạn tiếp theo sẽ được đề xuất.

275 Chi tiêu công, vốn con người và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu các quốc gia đang phát triển / Sử Đình Thành, Đoàn Vũ Nguyên // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 25-45 .- 330

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đóng góp chi tiêu công, vốn con người và tăng trưởng kinh tế là chủ đề gây ra nhiều tranh luận. Nghiên cứu được thiết kế để kiểm định hiệu ứng chi tiêu công lên vốn con người và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Từ dữ liệu của 26 nước đang phát triển trong giai đoạn 1995–2012, bằng phương pháp ước lượng 3SLS và GMM, nghiên cứu phát hiện chi tiêu công cho giáo dục và y tế tác động có ý nghĩa lên vốn con người và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng cho thấy những chính sách can thiệp vĩ mô khác như: Cải thiện thể chế, kiểm soát thâm hụt ngân sách và lạm phát có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia đang hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững nhờ vào vốn con người.

276 Quan hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa Việt Nam: Những vấn đề đặt ra và gợi ý chính sách / Đinh Phi Hổ, Đinh Nguyệt Bích // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 214 tháng 4 .- Tr. 34-42 .- 330

Trình bày 3 nhóm chính sách nhằm phát triển nông nghiệp gồm: (1) Nhận thức đúng về vai trò nông nghiệp; (2) Tăng cường vốn đầu tư cho nông nghiệp; (3) Đẩy nhanh việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong nông nghiệp.

277 Tăng trưởng kinh tế gắn với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước / TS. Nguyễn Quốc Toản // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2015 .- Số 7(424) tháng 4 .- Tr. 33-39 .- 330

Đánh giá tổng quan tình hình phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2015 theo tinh thần nghị quyết Đại hội XI; Một số định hướng lớn về kịch bản tăng trưởng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2016-2020.

278 Dự báo tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam năm 2015 / Nguyễn Kim Anh // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 213 tháng 3 .- Tr. 34-41 .- 658

Tăng trưởng và lạm phát là hai chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Tại Việt Nam, lạm phát trong giai đoạn 2012-2014 đã được kiểm soát ở mức thấp hợp lý so với 10 năm trước đó. Tăng trưởng đạt được mục tiêu đề ra, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Công tác dự báo lạm phát và tăng trưởng đã đóng góp quan trọng trong việc đạt được hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và các bộ, ngành. Để góp phần định hướng phát triển bền vững, ổn định nền kinh tế Việt Nam năm 2015, bài viết sử dụng mô hình VAR và VECM để đưa ra một số dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Kết quả dự kiến là: tỷ lệ tăng trưởng GDP ở mức 6-6,2%; lạm phát dao động ở mức 4,4-5,5%.

279 Thực trạng và các vấn đề trong huy động phân bổ và sử dụng nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Bùi Quang Bình // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 213 tháng 3 .- Tr. 42-50 .- 658

Tăng trưởng kinh tế là kết quả từ cách thức nền kinh tế huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 1986 - 2012 là kết quả của những thay đổi cách thức tạo ra năng lực sản xuất từ mô hình cũ, bao cấp. Nhờ cách thức vận hành thông suốt đó, nền kinh tế đã được sự tăng trưởng cao và được duy trì liên tục trong thời gian này. Tuy nhiên, cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực này cũng đã bộc lộ những vấn đề lớn dẫn tới hạn chế mở rộng bền vững năng lực sản xuất dựa trên nền tảng các nhân tố chiều sâu. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nghiên cứu này tập trung xem xét toàn bộ quá trình vận hành, huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tạo ra năng lực sản xuất nhằm chỉ ra những thành công và vấn đề tồn tại của nó.

280 Tác động của nợ chính phủ đến tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu: Một tiếp cận thực nghiệm / Hoàng Hồng Hiệp, Bùi Đức Hùng // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 213 tháng 3 .- Tr. 26-33 .- 330

Sử dụng các mô hình kinh tế lượng, bài báo kiểm tra tác động của nợ chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế của 12 quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, giai đoạn 1990-2007. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng, nợ chính phủ có tác động phi tuyến tính đối với tăng trưởng. Từ kết quả ước lượng, chúng tôi tính toán được ngưỡng nợ an toàn bình quân đối với tăng trưởng dao động từ 100,36% đến 109,45%, khi nợ chính phủ vượt quá tỷ lệ này, tăng trưởng kinh tế sẽ bị suy giảm. Ngoài ra, bài báo cũng t́m thấy bằng chứng rằng, quốc gia có một chính phủ hiệu quả, và kiểm soát tốt tham nhũng sẽ có thể góp phần quản lư tốt nợ chính phủ, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Những kết quả thực nghiệm này cho phép chúng tôi gợi mở một số khuyến nghị chính sách nhằm giúp Việt Nam quản lý và sử dụng hiệu quả nợ công nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.