CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
281 Tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam: Một phân tích thực nghiệm / Nguyễn Thị Thu Thủy, Hoàng Đức Thân // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 213 tháng 3 .- Tr. 62-70 .- 330
Sử dụng dữ liệu theo quý và phương pháp phân tích chuỗi thời gian, bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng động của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2012. Kết quả ước lượng cho thấy tăng cường xuất khẩu nói chung có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, các thuộc tính phản ánh chất lượng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có ảnh hưởng khác biệt, khá đa dạng và đan xen tới tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng đưa ra một số luận giải cho kết quả ước lượng, cũng như hàm ý trong việc lựa chọn và thực thi chính sách xuất khẩu ở Việt Nam nhằm hướng tới tăng trưởng kinh tế chất lượng, hiệu quả và bền vững trong thời gian tới.
282 Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh / Vũ Tuấn Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 2(441) tháng 2 .- Tr. 15-23 .- 330
Bài viết này làm rõ những xu hướng chuyển đổi nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng xanh.
283 Mười sự kiện kinh tế nổi bật của Việt Nam năm 2014 / Nguyễn Kế Tuấn, Đỗ Thị Đông // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 211 tháng 01 .- .- 330
Trong bối cảnh tiếp tục phải đương đầu với muôn vàn khó khăn ở trong nước và ngoài nước, Việt Nam đã đạt được những mục tiêu của năm 2014 đã được đề ra trong Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII ở những mức độ khác nhau. Bài viết này trình bày 10 sự kiện kinh tế Việt Nam được coi là nổi bật của năm 2014, đánh giá khách quan thực trạng, khẳng định những kết quả và xu hướng tích cực, nhận diện rõ những khó khăn thách thức của nền kinh tế, từ đó đề ra mục tiêu và các giải pháp đưa đất nước phát triển theo hướng có hiệu quả và bền vững trong những năm tiếp theo. Do chưa có số liệu báo cáo thống kê chính thức của cả năm, một số sự kiện được minh họa bằng số liệu của 11 tháng năm 2014. Tuy nhiên, điều này không làm ảnh hưởng đến tính chất của mỗi sự kiện được lựa chọn.
284 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2011- 2015 và những khuyến nghị cho giai đoạn 2016- 2020 / Ngô Thắng Lợi, Phí Thị Hồng Linh, Bùi Thị Thanh Huyền, Ngô Quốc Dũng // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 211 tháng 01 .- Tr. 2-12 .- 330
“Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh tăng trưởng là ưu tiên hàng đầu nhằm tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” là những “điểm nhấn” trong quan điểm và mục tiêu kế hoạch 5 năm Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015. Theo đó, Việt Nam không chỉ coi trọng tốc độ tăng trưởng mà còn phải quan tâm đến hiệu quả và chất lượng tăng trưởng, hướng tới chuyển sang mô hình tăng trưởng chiều sâu. Bài viết dựa trên cơ sở mục tiêu về tăng trưởng kinh tế đặt ra cho giai đoạn 2011-2015, đánh giá thực trạng cả về số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế từ 2011 đến 2014, ước thực hiện năm 2015 và toàn giai đoạn 2011-2015, tìm ra những vấn đề và những nguyên nhân chính, từ đó xác định những quan điểm định hướng và giải pháp quan trọng về tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn tiếp theo.
285 Mô hình tăng trưởng vùng Nam Trung bộ VN giai đoạn 2001–2012: Một nghiên cứu thực nghiệm / Bùi Đức Hùng, Hoàng Hồng Hiệp // Phát triển Kinh tế .- 2015 .- Số 2 tháng 2 .- Tr. 83-99 .- 330
Bài viết sử dụng phương pháp kinh tế lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS), nghiên cứu tiến hành ước lượng các hệ số đóng góp của vốn và lao động trong mô hình tăng trưởng kinh tế của vùng Nam Trung Bộ giai đoạn 2001–2012.
286 Điều chỉnh chính sách FTA của EU giai đoạn sau khủng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu / Nguyễn An Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 7 (166)/2014 .- Tr. 3-12. .- 327
Liên minh Châu Âu chịu tác động nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, với các hậu quả tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách và nợ công cao. Trước những thách thức như vậy, cùng với các giải pháp ngắn hạn ứng phó với khủng hoảng và nợ công. EU thực hiện những điều chỉnh mạnh mẽ trong chiến lược phát triển, trong đó có chính sách kinh tế đối ngoại cũng như các hiệp định thương mại tự do FTA với các đối tác. Bài báo đề cập tới một số điều chỉnh trong chiến lược FTA của EU trong giai đoạn hiện nay.
287 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam và vấn đề chất lượng đầu tư FDI / PGS.TS Trương Quang Thông // Tạp chí Ngân hàng .- 2014 .- Số 14 tháng 7/ 2014 .- Tr. 12-15 .- 330
Tổng quan về tình hình đầu tư FDI trong giai đoạn 2003-2013; FDI và chất lượng tăng trưởng kinh tế; FDI và thâm hụt cán cân thương mại; FDI, lao động và năng suất lao động.
288 Đánh giá thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam / Nguyễn Chín // Nghiên cứu Kinh tế .- 2014 .- Số 435 tháng 8/ 2014 .- Tr. 44-56 .- 330
Đánh giá thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1997-2013, từ đó đưa ra hàm ý chính sách về định hướng và các giải pháp chủ yếu để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
289 Gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa ở Việt Nam / Lê Thu Hoa // Kinh tế & phát triển .- 2014 .- Số 201 tháng 3 .- Tr.22-29 .- 330
Giới thiệu khái quát về môi trường; Tư duy, nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu, thực tế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu ở VN trong quá trình CNH,…
290 Tăng trưởng bao hàm: nền tảng cho phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam / Phạm Minh Thái, Lê Kim Sa // Nghiên cứu kinh tế .- 2014 .- Số 3(430) tháng 3 .- Tr. 23-30 .- 330
Bài viết phân tích thực trạng mô hình tăng trưởng vì người nghèo ở Việt Nam, chỉ ra những khó khăn và thách thức của mô hình này, đồng thời đề xuất mô hình tăng trưởng bao hàm như là một giải pháp hữu hiệu bổ sung cho mô hình tăng trưởng vì người nghèo, nhằm đảm bảo cho sự phát triển và giảm nghèo bền vững ở Việt nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.