CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
261 Các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Cành // Phát triển kinh tế .- 2016 .- Số 3 tháng 3 .- Tr. 2-24. .- 330
Phân tích định tính và định lượng, áp dụng mô hình Solow với bảng cân đối liên ngành (I/O) để xác định các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế TP.HCM trong các giai đoạn gần đây (2006–2010 và 2011–2015). Kết quả cho thấy TP.HCM luôn đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế cả nước cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng.
262 Ảnh hưởng của dòng vốn nước ngoài và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế / ThS. Nguyễn Phúc Cảnh, Phan Gia Quyền // Ngân hàng .- 2016 .- Số 6 tháng 3 .- Tr. 2-10. .- 658
Bài viết nghiên cứu xem xét sự tác động của các dòng vốn nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát biểu chính thức và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế của VN trong giai đoạn 1986-2014.
263 Ảnh hưởng của nợ công và lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Nghiên cứu định lượng bằng mô hình ARDL / Võ Hữu Phước, Nguyễn Quyết // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 2(453) tháng 2 .- Tr. 3-11. .- 330
Bài viết nghiên cứu tác động của nợ công và lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, xem xét trên hai góc độ ngắn hạn và dài hạn, với kỳ vọng dựa vào những chứng từ thống kê để đưa ra những giải pháp nhằm quản lý những chỉ tiêu này hiệu quả hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững.
264 Vai trò của đầu tư, công nghệ đến tăng trưởng kinh tế tại vùng Trung Bộ Việt Nam / Dương Nguyễn Minh Huy, Hoàng Dương Việt Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 2(453) tháng 2 .- Tr. 73-77. .- 330
Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư, công nghệ đến tăng trưởng kinh tế tại vùng Trung Bộ Việt Nam, sử dụng số liệu của 14 tỉnh thành Trung Bộ trong giai đoạn 2005 – 2013. Các kết quả chỉ ra rằng: đầu tư tư nhân tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế của khu vực này và khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của công nghệ trong quá trình tăng trưởng kinh tế tại vùng Trung Bộ Việt Nam.
265 Tác động của thiên tai đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Tiếp cận theo mô hình VAR / Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Hoàng bảo // Phát triển kinh tế .- 2016 .- Số 2 tháng 2 .- Tr. 35-52. .- 330
Bài viết nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đối với tăng trưởng kinh tế tại VN giai đoạn 2004–2015 và các thông số kinh tế vĩ mô khác như đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động xuất nhập khẩu, lạm phát và lãi suất. Kết quả ước lượng mô hình VAR cho thấy thiên tai làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm khối lượng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, với dữ liệu hiện có thì nghiên cứu chưa thể kết luận thiên tai có ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, lạm phát và lãi suất.
266 Tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long / Đinh Phi Hổ, Từ Đức Hoàng // Phát triển kinh tế .- 2016 .- Số 2 tháng 2 .- Tr. 2-16. .- 330
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tác giả dựa vào dữ liệu bảng (104 quan sát) của 13 tỉnh/thành trong vùng giai đoạn 2006–2013, kết hợp hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng. Hai mô hình hồi quy cơ bản đối với dữ liệu bảng được sử dụng: (i) Tác động ngẫu nhiên (REM); và (ii) Tác động cố định (FEM).
267 Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế / Hoàng Khắc Lịch, Phan Thế Công // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 225 tháng 3 .- Tr. 11-19. .- 330
Bài viết này tập trung phân tích về tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế. Trong đó tốc độ tăng quy mô chi tiêu công và tỷ lệ Chi tiêu công/GDP được coi là biến giải thích trong mô hình hồi quy với dữ liệu bảng của 77 quốc gia, trong giai đoạn 1990-2013. Kết quả cho thấy chi tiêu công một mặt tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, mặt khác lại kìm hãm nó. Cụ thể là, tốc độ tăng chi tiêu công tác động tích cực tới tăng trưởng, trong khi quy mô chi tiêu công lại tác động tiêu cực.
268 Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 và những khuyến nghị cải thiện cho giai đoạn 2016- 2020 / Ngô Thắng Lợi, Trần Thị Vân Hoa // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 223 tháng 1 .- Tr. 11-20 .- 658
Bài viết này nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù năm 2015 tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong 5 năm 2011-2015 nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: tăng trưởng vẫn mang nặng tính gia công, cấu trúc tăng trưởng chưa hợp lý, hiệu quả tăng trưởng còn thấp. Bài viết cũng đã tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến những khía cạnh về chất lượng tăng trưởng nói trên và đưa ra các khuyến nghị giải pháp áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
269 Tác động của thương mại đến tăng trưởng kinh tế / Phạm Sỹ An // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 450 tháng 11 .- Tr. 25-31 .- 330
Bài viết phân tích các kênh mà thương mại tác động đến tăng trưởng của nên kinh tế và đưa ra những gợi ý chính sách cho Việt Nam.
270 Mối quan hệ giữa tự do hoá tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi: Trường hợp Việt Nam / Trần Huy Hoàng, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Thị Thùy Linh // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 10 tháng 10 .- Tr. 02-26 .- 332.1
Phân tích tác động của quá trình tự do hoá tài chính đến tăng trưởng kinh tế tại VN giai đoạn 1993–2013. Kết quả cho thấy tự do hoá tài chính có mối quan hệ đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn bằng mô hình hiệu chỉnh sai số véctơ (VECM); cụ thể, tự do hoá tài chính mang lại sự hỗ trợ tốt hơn trong tăng trưởng kinh tế ở VN. Đồng thời, nghiên cứu còn làm rõ động lực thúc đẩy quá trình tự do hoá tài chính từ quá trình phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn ở VN thông qua kiểm định quan hệ nhân quả Granger, phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai.